ttth247.com

Chân dung cổ đông lớn của Eximbank - Tập đoàn Gelex của đại gia 8X Tuấn "Mượt"

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) đã công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn tính tới ngày 1/7/2024. Đáng chú ý, CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) của đại gia 8x Tuấn "Mượt" hiện là cổ đông lớn nhất tại Eximbank khi sở hữu tới hơn 85,5 triệu cổ phần, tương ứng 4,9% vốn điều lệ do nhà băng này không có cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn.

Gelex của đại gia Tuấn "Mượt" được biết đến là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Holding đầu tư, quản lý vốn tại các doanh nghiệp với các ngành kinh doanh chính, bao gồm: Thiết bị điện, năng lượng và nước sạch, vật liệu xây dựng, khu công nghiệp và bất động sản.

Đại gia Tuấn "Mượt" và hệ sinh thái tỷ USD

Thông tin tại bản cáo bạch bổ sung năm 2021 của Gelex cho thấy, ông Nguyễn Văn Tuấn (Tuấn "Mượt") sinh năm 1984, là cử nhân trường Đại học Thương mại.

Tính đến ngày 31/12/2023, theo báo cáo quản trị năm 2023, ông Tuấn "Mượt" sở hữu 202,27 triệu cổ phiếu GEX, tương ứng sở hữu 23,76% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, bà Đào Thị Lơ - mẹ ruột của đại gia 8X sở hữu gần 26,16 triệu cổ phiếu GEX, tương ứng 3,07% vốn điều lệ.

Trước đó, ông Tuấn từng là lãnh đạo "thượng tầng" tại nhiều doanh nghiệp như: Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Hạ tầng Fecon (giai đoạn 2013 – 2018); Chủ tịch HĐTV Công ty MTV Thiết bị đo điện (T9/2016-T4/2018); Thành viên HĐQT Tổng CTCP Đường Sông Miền Nam (T3/2016-T4/2019); Chủ tịch HĐQT CTCP Kho vận Miền Nam (T4/2016-T4/2019), …

Hệ sinh thái của Tuấn “Mượt” khi trở thành cổ đông lớn của Eximbank- Ảnh 1.

Đại gia 8x Tuấn "Mượt". Ảnh: Internet.

Trong giới đầu tư chứng khoán, ông Tuấn khá nổi tiếng với biệt danh Tuấn "Mượt" bởi đã từng có thời gian làm lãnh đạo tại Công ty chứng khoán Xuân Thành của "bầu Thuỵ" (Nguyễn Đức Thụy - ông chủ Tập đoàn Xuân Thành) người Ninh Bình. Nhưng phải đến năm 2016, khi bắt đầu đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Gelex, tên tuổi của vị đại gia này mới được nhiều người biết tới.

Nguyên nhân do, trước kia Gelex thuộc sở hữu của Bộ Công thương, tháng 10/2015, sau khi lên sàn đã được Công ty TNHH MTV Đầu tư Gex mua lại. Đến tháng 9/2016, ông Tuấn bất ngờ trở thành Tổng giám đốc Gelex đồng thời kiêm thành viên HĐQT ra mặt cho cho cổ đông lớn nhất lúc bấy giờ.

Hệ sinh thái của Tuấn “Mượt” khi trở thành cổ đông lớn của Eximbank- Ảnh 2.

Tại thời điểm ông Tuấn được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Gelex đồng thời kiêm thành viên HĐQT, mẹ của ông Tuấn là bà Đào Thị Lơ – người sở hữu 23% cổ phần trong Công ty TNHH Thiết bị và Xây lắp Huy Hoàng. Công ty Huy Hoàng lại là chủ sở hữu của GEX và hiện là cổ đông lớn nhất của GEX với tỷ lệ 23,14% tại thời điểm này.

Ngoài ra, vợ của ông Tuấn là bà Dương Thị Hồng Hạnh cũng sở hữu 51% Công ty Huy Hoàng. Như vậy, 2 người phụ nữ quyền lực quanh ông Nguyễn Văn Tuấn đều nắm quyền chi phối công ty là cổ đông lớn nhất của Gelex lúc bấy giờ

Sau khi nhậm chức, ông Tuấn đã tiến hành cấu trúc lại Gelex, đưa Gelex cũng vươn ra khỏi các lĩnh vực cốt lõi là cơ điện, khi lấn sân sang dự án năng lượng điện mặt trời, logistic, nước sạch, bất động sản, vật liệu xây dựng thông qua việc M&A hàng loạt các doanh nghiệp như: Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi), Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh (TBD), Công ty Thiết bị điện Việt Nam (Thibidi), Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM),...

Dưới thời đại gia Tuấn "Mượt", Gelex kinh doanh ra sao?

Dữ liệu thống kê một số chỉ tiêu tài chính cho thấy, dưới thời đại gia Tuấn "Mượt", doanh thu thuần của Gelex tăng trưởng theo từng năm.

Đơn cử, doanh thu thuần năm 2017 đạt 11.984 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2016; năm 2018 doanh thu thuần đạt 13.699 tỷ đồng, tăng 14% so với năm liền trước; ... và đỉnh điểm là giai đoạn từ năm 2021 - 2023, sau khi hợp nhất Viglacera, doanh thu thuần tăng đột biến, lần lượt đạt 28.578 tỷ đồng, 32.088 tỷ đồng và 29.978 tỷ đồng.

Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, doanh thu của Gelex chủ yếu đến từ các mảng chủ lực, bao gồm: thiết bị điện, vật liệu xây dựng, bất động sản, hạn tầng khu công nghiệp, năng lượng và nước sạch. Ngoài ra, một phần nhỏ đến từ doanh thu hợp đồng xây dựng và khác.

Hệ sinh thái của Tuấn “Mượt” khi trở thành cổ đông lớn của Eximbank- Ảnh 3.

Một số chỉ tiêu tài chính của Gelex. Biểu đồ: Dân Việt t/h.

Tuy nhiên, dù doanh thu tăng trưởng qua từng năm nhưng cũng có thời điểm, Gelex ghi nhận lợi nhuận tăng - giảm thất thường. Đơn cử, năm 2019, Gelex ghi nhận doanh thu thuần đạt 15.315 tỷ đồng, tăng 12% so với năm liền trước. Nhưng ngược lại, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.102,5 tỷ đồng, giảm 28% so với năm 2018.

Hoặc như năm 2023, Gelex ghi nhận doanh thu ở mức 29.997 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.397 tỷ đồng. Mức lãi này bằng 84% và 91% so với giai đoạn năm 2017 – 2018, khi doanh thu thuần tương ứng của hai năm này là 11.984 tỷ đồng và 13.699 tỷ đồng.

Doanh nghiệp giải trình, lợi nhuận gộp năm 2023 giảm chủ yếu do lợi nhuận gộp mảng vật liệu xây dựng giảm trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn.

Hệ sinh thái của Tuấn “Mượt” khi trở thành cổ đông lớn của Eximbank- Ảnh 4.

Một số chỉ tiêu tài chính của Gelex. Biểu đồ: Dân Việt t/h.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 2015 – 2023, tổng tài sản của Gelex cũng có sự biến động mạnh. Tại ngày 31/12/2021, Gelex ghi nhận quy mô tài sản đạt 61.189 tỷ đồng, tăng 2,25 lần so với đầu năm, trong đó, có tới 11.533 tỷ đồng là hàng tồn kho, tăng hơn 2,5 lần so với năm trước. Đây cũng là thời điểm quy mô tài sản của Gelex lớn nhất kể từ khi ông Tuấn "Mượt" lên đảm đương các vị trí lãnh đạo cấp cao tại Gelex.

Sang năm 2022 và 2023, tổng tài sản của Gelex giảm so với năm 2021, lần lượt đạt 52.384 tỷ đồng và 55.076 tỷ đồng.

Đáng chú ý, dư nợ tài chính của Gelex cũng có xu hướng "phình to" trong giai đoạn 2015 – nay. Cụ thể, tại năm 2016, nợ vay của Gelex tăng vọt hơn 6,4 lần so với năm 2015, lên mức 3.888,9 tỷ đồng và đạt 5.280,2 tỷ đồng vào năm 2017; 5.873 tỷ đồng vào năm 2018. Sau đó, năm 2019, nợ vay của Gelex tăng lên 8.570 tỷ đồng và vượt ngưỡng 12.080 tỷ đồng vào năm 2020.

Năm 2021, Gelex ghi nhận dư nợ tài chính ở mức 22.122 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2020 và chiếm 36% tổng nguồn vốn. Tại năm 2022, nợ vay giảm 24% còn 16.841 tỷ đồng và tăng 19%, đạt 19.990 tỷ đồng tại kết thúc năm 2023.

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Vụ án bà Trương Mỹ Lan thao túng ngân hàng SCB và bi kịch nghìn tỷ khiến cơ quan quản lý nghiêm túc đánh giá việc sở hữu cổ phần của các cổ đông lớn tại các TCTD. Theo đó, quy định sở hữu cổ phần tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu...
1 tháng trước - Sự hiện diện của cổ đông lớn Gelex tại Eximbank được kỳ vọng sẽ giúp ngân hàng quay lại thời "hoàng kim" sau nhiều biến động kéo dài nhiều năm qua.
1 tháng trước - Danh sách cổ đông lớn của Eximbank đã hé lộ mối quan hệ "mật thiết" giữa nhóm Bamboo Capital và Eximbank. Dữ liệu cho thấy, liên tiếp các lãnh đạo cấp cao, cổ đông lớn của Eximbank đều là "người cũ" của Bamboo Capital.
3 tuần trước - Tiền đang "ứ" trong ngân hàng nhưng lãi suất tiết kiệm đang tiến tới mức kịch trần để hút vốn là nghịch lý trên thị trường tài chính hiện nay.
15 giờ trước - Khi FED giảm lãi suất, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực trong 3 đến 6 tháng tới.
Xem tin bài khác
21 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.