ttth247.com

Chàng trai học song ngành có bí quyết chinh phục các chương trình giao lưu quốc tế

Trải nghiệm giao lưu quốc tế

Năm 15 tuổi, khi tình cờ xem bài viết về Chiến dịch Điện Biên Phủ trên mạng xã hội, Huy đã nung nấu ước mơ làm việc ở Bộ Ngoại giao. Huy bộc bạch: "Video 2 phút đó đã gây ấn tượng sâu sắc với mình về tình yêu nước và sự hy sinh anh dũng, kiên cường, bất khuất của thế hệ ông cha ta đi trước. Với thế mạnh về ngoại ngữ, lúc đó mình nghĩ bản thân có thể cống hiến và bảo vệ đất nước bằng con đường ngoại giao".

Chàng trai học song ngành có bí quyết chinh phục các chương trình giao lưu quốc tế- Ảnh 1.

Vũ Trường Huy luôn tích cực tham gia nhiều chương trình trao đổi, giao lưu quốc tế

PHAN HƯƠNG

Trong hành trình trở thành công dân toàn cầu, Huy đã tham gia nhiều chương trình trao đổi, giao lưu quốc tế tại nhiều quốc gia khác nhau. Huy cho biết mỗi chương trình mình đều học hỏi được nhiều kiến thức hay và bổ ích, hỗ trợ cho những kế hoạch cũng như dự định trong tương lai.

Khi được hỏi về chuyến đi để lại nhiều ấn tượng nhất, Huy chia sẻ: "Chuyến đi mà mình nhớ nhất là chương trình Temasek Foundation Leadership Enrichment and Regional Networking (TF LEaRN 2023) tại ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) và ĐH Hoàng gia Mahidol (Thái Lan). Huy kể: "Trong chương trình này, mình được học tập với các bạn sinh viên thuộc top 5% ưu tú nhất của các ĐH tại những quốc gia thành viên ASEAN. Ở đây, mình được học tập cùng các bạn và một giảng viên của ĐH Harvard (Mỹ) về kiến thức khởi nghiệp, kinh doanh".

Ngoài Singapore, Huy còn tham gia chương trình ASEAN-Japan Youth Forum 2023: Take Actions for Social Change (TASC 2023) tại Indonesia và Nhật Bản. Điều Huy ấn tượng sâu sắc nhất là khi tham quan một ngôi làng nơi cách núi lửa Merapi ở Yogyakarta, ngọn núi đã xảy ra trận phun trào vào năm 2010. Tại đây, Huy được trực tiếp lắng nghe chia sẻ từ những người dân đã trải qua trận phun trào kinh hoàng đó và thấy được sự nghiêm trọng của thảm họa thiên nhiên.

Với mỗi chương trình, Huy đều trải nghiệm văn hóa của từng quốc gia. Tại Thái Lan và Nhật Bản, Huy được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ từ ẩm thực đến văn hóa chào hỏi. Huy hào hứng kể lại: "Mình rất bất ngờ khi thấy đặc trưng văn hóa, quy hoạch đô thị của Thái Lan rất giống Việt Nam. Tuy nhiên, mình vẫn thấy được sự khác nhau giữa nền văn hóa của hai quốc gia. Trong văn hóa chào hỏi, vị trí chắp tay chào và cúi người mà biểu hiện của từng mức độ tôn trọng, tôn kính nhất định của họ".

Sang đến Singapore, Huy cùng các bạn cảm nhận được rõ rệt sự đa dạng, hòa quyện về ngôn ngữ và văn hóa của một nước nhiều sắc tộc, điều mà nam sinh chỉ nhìn thấy qua sách báo, truyền hình. Đặc biệt, tại chương trình Policy Case Competition ở Indonesia, nam sinh được trải nghiệm nền ẩm thực Halal đặc trưng. Cũng từ quốc gia này, Huy hiểu thêm nét văn hóa và những điều cần lưu ý về tôn giáo khi đến đây.

Không chỉ học tập và trải nghiệm văn hóa của các nước, tham gia giao lưu quốc tế, mà còn là cơ hội để Huy chia sẻ văn hóa Việt Nam tới bạn bè trên thế giới. Huy chia sẻ: "Quốc kỳ và áo dài là hai thứ không thể thiếu trong hành lý mỗi lần mình tham gia giao lưu quốc tế. Mình cùng các bạn trong đoàn thường xuyên quảng bá văn hóa ngàn đời con rồng cháu tiên của Việt Nam thông qua áo dài truyền thống".

Bí quyết chinh phục các chương trình giao lưu quốc tế

Với những bạn mong muốn tham gia các chương trình trao đổi, giao lưu quốc tế, Huy khuyên các bạn hãy nghiên cứu chương trình đó thật kỹ để hiểu được họ đang tìm kiếm một ứng viên như thế nào. Khi xác định được bản thân phù hợp với một chương trình bất kỳ, hãy cố gắng làm nổi bật năng lực đó trong bộ hồ sơ của mình.

Chàng trai học song ngành có bí quyết chinh phục các chương trình giao lưu quốc tế- Ảnh 2.

Trường Huy cùng đồng đội tại cuộc thi hoạch định chính sách (Policy Case Competition) thuộc khuôn khổ ASEAN Youth Agenda 2023 của Bộ Ngoại giao Indonesia

NVCC

Huy chia sẻ việc tìm ra một điểm khác biệt của bản thân để tạo ấn tượng cho ban giám khảo là một điểm cộng trong quá trình ứng tuyển các chương trình trao đổi. Ngoài ra, trong bài luận các bạn nên thể hiện rõ sau khi tham gia chương trình bản thân có thể học hỏi được gì và lan tỏa những điều đó tới cộng đồng. "Trong hồ sơ và bài luận hãy cố gắng thể hiện tinh thần lãnh đạo, dẫn dắt của mình. Không nhất thiết bạn phải là chủ tịch hay trưởng ban mà có thể chỉ là thành viên nhưng điều quan trọng các bạn phải biết lồng ghép những yếu tố đó vào trong hồ sơ", Huy bật mí.

Ngoài làm… dày hồ sơ, Huy cho rằng các bạn cần tìm hiểu kỹ về văn hóa nước nhà để mỗi lần tham gia một chương trình nào đó, các bạn trẻ có thể lan tỏa văn hóa Việt Nam một cách đúng đắn đến bạn bè quốc tế. Từ trải nghiệm tham gia nhiều chương trình giao lưu quốc tế, Huy nhắn nhủ tới các bạn trẻ hãy mạnh dạn, tự tin, dám nghĩ dám làm và đừng quên chia sẻ những giá trị mà bản thân học tập được sau khi tham gia hoạt động giao lưu quốc tế.

Ngoài học ở trường và tham gia nhiều chương trình giao lưu quốc tế, Huy còn làm gia sư, phiên dịch, MC song ngữ của các sự kiện khác nhau. Huy cho biết đây cũng là cơ hội để bản thân trau dồi về vốn kiến thức ngoại ngữ, khả năng giao tiếp cũng như mở rộng phạm vi kết nối và trang trải cuộc sống.

Đồng hành với Huy trong 4 năm qua, thạc sĩ Trần Nhật Duy, giảng viên Khoa Ngữ văn Pháp, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: "Trường Huy là một sinh viên hoạt bát, năng động, thể hiện rõ sự tự chủ, độc lập trong suy nghĩ và hành động ở tất cả khía cạnh. Huy tích cực tham gia nhiều hoạt động trong, ngoài trường, có tinh thần cầu tiến và khả năng tiếp thu kiến thức rất nhanh".

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
5 ngày trước - Vũ Thị Kim Anh sinh năm 2002 đến từ Thanh Hóa, vừa tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, lớp Kinh tế Nông nghiệp 62, khoa Bất động sản và Kinh tế Tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Với GPA ấn tượng 3.9/4.0...
1 tháng trước - Là người đầu tiên trong xã đậu vào trường chuyên, Lê Sơn Giang chưa kịp vui mừng thì mẹ đột ngột ra đi do tai nạn giao thông. Nam sinh này hụt hẫng, tưởng chừng bỏ lỡ ước mơ du học nước ngoài.
1 tháng trước - Là người đầu tiên trong xã đậu vào trường chuyên, Lê Sơn Giang chưa kịp vui mừng thì mẹ đột ngột ra đi do tai nạn giao thông. Nam sinh này hụt hẫng, tưởng chừng bỏ lỡ ước mơ du học nước ngoài.
4 ngày trước - Sau tai nạn mất đi đôi tay, Nguyễn Ngọc Nhứt (26 tuổi), ngụ TT.Cờ Đỏ, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ, vượt lên nghịch cảnh, sống lạc quan và truyền cảm hứng, năng lượng tích cực cho mọi người.
1 tuần trước - Sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong học tập giúp sinh viên tiếp cận nhiều nguồn tài nguyên học tập đa dạng, mở rộng và tăng tư duy phản biện. Nhưng nếu lạm dụng, trí tuệ nhân tạo này sẽ phản tác dụng và có thể gây hậu quả.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.
3 giờ trước - Sau 1 thời gian nhá hàng bằng đoạn video ngắn, Mai Dora đã thả xích loạt ảnh diện bikini cực nóng bỏng.
4 giờ trước - Ngày 19-9, Trường đại học Nam Cần Thơ trao tặng cho đại diện báo Tuổi Trẻ số tiền của đoàn viên thanh niên nhà trường, đóng góp cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng của bão số 3.
4 giờ trước - Chiều 19.9, nhiều người ở TP.HCM vất vả di chuyển, lội nước qua đoạn đường ngập do triều cường. Nhiều người đã quá quen với cảnh này, các chủ quán hai bên đường bị ngập thở dài vì ế khách.
5 giờ trước - Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo là một nghĩa cử đầy cao đẹp của đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.