ttth247.com

Chiến lược hội nhập quốc tế phát huy tác dụng với doanh nghiệp

Chiến lược chủ động hội nhập quốc tế

Tiền thân của Tập đoàn Nam Long là một trong số ít công ty xây dựng ngoài quốc doanh đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào đầu những năm 1990, với số vốn ban đầu vỏn vẹn 700 triệu đồng. Thời điểm đó, ít người nghĩ rằng chỉ sau 3 thập kỷ, một công ty gia đình có thể phát triển thành một tập đoàn có tổng tài sản hơn 28.000 tỉ đồng. 

Bên cạnh những kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực, tập đoàn đã tạo nên những dấu ấn sâu sắc trên thị trường nhờ chiến lược "quốc tế hóa", hội nhập sâu rộng, huy động vốn thành công trên thị trường quốc tế, được các tổ chức uy tín đánh giá cao.

Từ nhiều năm nay, tập đoàn có được sự đồng hành lâu dài của các cổ đông và đối tác chiến lược, trong đó có các tổ chức danh tiếng như Goldman Sachs, Mekong Capital, IFC (World Bank), Iberworth (Keppel Land), Hankyu Hanshin Properties, Nishi-Nippon Railroad… Những bước tiến đó là thành tựu của chiến lược hội nhập quốc tế "đứng trên vai người khổng lồ", mà ban lãnh đạo từng bước đặt nền móng và củng cố trong hơn một thập kỷ.

Từ năm 2008, tập đoàn đã chủ động đặt viên gạch đầu tiên để mở ra con đường hội nhập, bắt tay với các đối tác ngoại, nhằm chủ động nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro từ biến động thị trường hay lãi vay. Năm đó, ngay sau khi mời quỹ ASPL (Tập đoàn Ireka - Malaysia) và Công ty Nam Việt (100% vốn của Ngân hàng Mỹ Goldman Sachs) trở thành cổ đông chiến lược, Nam Long, lần đầu tiên, đã huy động được 15 triệu USD vốn dài hạn từ tổ chức quốc tế.

Liền ngay sau đó, một loạt tên tuổi tầm cỡ thế giới như Quỹ VAF, do Mekong Capital quản lý và IFC thuộc World Bank, cũng đánh giá cao về tiềm năng và chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn và đầu tư vào tập đoàn.

Keppel Land, một công ty đa quốc gia của Singapore, cũng trở thành cổ đông chiến lược của tập đoàn vào năm 2015 khi tham gia mua 7,1 triệu cổ phần trong đợt chào bán riêng lẻ. Cho đến nay sau 9 năm, Keppel Land vẫn là một trong những cổ đông chiến lược, nắm giữ hơn 8% cổ phần.

Ở cấp độ dự án, năm 2015 hai tập đoàn có hàng trăm năm kinh nghiệm đến từ Nhật Bản là Hankyu Hanshin Properties và Nishi-Nippon Railroad khi đặt chân đến thị trường Việt Nam cũng lựa chọn Nam Long để đồng hành. 

Mối lương duyên giữa Nam Long và hai đối tác kéo dài suốt 10 năm đã mang đến nhiều "trái ngọt" cho thị trường bất động sản, với các dự án đậm dấu ấn Nhật Bản như: Flora Anh Đào, Fuji Residence, Kikyo Residence, Mizuki Park, Akari City cung cấp hàng nghìn sản phẩm cho thị trường bất động sản TP.HCM.

Quan hệ hợp tác giữa hai đối tác Nhật và tập đoàn phát triển lên một vị thế mới, với việc bắt tay triển khai dự án các khu đô thị tích hợp quy mô lớn như Waterpoint (giai đoạn 1 với 165 héc ta), Izumi City (170 héc ta).

Hội nhập quốc tế - Chiến lược để đi xa hơn

Những "cú bắt tay" đã từng bước củng cố sức mạnh, thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn qua nhiều giai đoạn thị trường. Dù đồng hành theo phương thức nào, các đối tác cũng mang đến nguồn vốn đầu tư dồi dào từ các quỹ đầu tư quốc tế, giúp tập đoàn gia tăng tiềm lực, tăng cường sự ổn định tài chính, thực hiện cùng một lúc nhiều dự án lớn.

Cũng bởi vậy, trong báo cáo vừa phát hành của FiinRatings - đơn vị xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam - đánh giá triển vọng của Nam Long ở mức "Ổn định", với năng lực kinh doanh ở mức Tốt và rủi ro tài chính ở mức Trung bình. 

Tổ chức này nhận định tập đoàn bất động sản duy trì được vị thế cạnh tranh tốt so với các doanh nghiệp khác trong ngành nhờ phân bổ và luân chuyển vốn linh hoạt. Không chỉ gia tăng tiềm lực tài chính, việc chú trọng hợp tác với các đối tác quốc tế kinh nghiệm còn tạo ra giá trị gia tăng tốt hơn cho sản phẩm.

Ông Nguyễn Xuân Quang, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, nhiều lần chia sẻ thành tựu lớn nhất trong hơn 32 năm phát triển của tập đoàn là xây dựng được một doanh nghiệp hội nhập quốc tế và sẵn sàng phát triển. 

Ông cũng nhấn mạnh hội nhập không đơn thuần là về văn hóa, mô hình kinh doanh, chính sách kinh doanh, mà liên quan đến cả tổ chức, từ hội đồng quản trị, điều hành và bộ máy.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đây là nhận xét của tờ New York Times về di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dẫn lại trong bài viết về những dấu ấn lãnh đạo của Tổng Bí thư từ góc nhìn phát triển...
1 tháng trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu TPHCM cần phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, chỉ bàn làm, không bàn lùi, khai thác hiệu quả hơn các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98 của Quốc hội, phát huy vai trò “6 tiên phong” trên các...
1 tháng trước - Chiều 9/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
6 ngày trước - Thành phố Hà Nội cần có những giải pháp đột phá, hiệu quả hơn nữa trong phát triển Thủ đô, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh,...
1 tuần trước - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu...
Xem tin bài khác
5 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.