ttth247.com

Cholesterol cao

Chỉ số cholesterol trong máu cao hơn bình thường có thể dẫn đến lắng đọng chất béo trong các mạch máu, tăng nguy cơ đau tim, dễ đột quỵ.

Phân loại

Có hai loại cholesterol chính:

  • Cholesterol xấu (LDL) làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch khi dư thừa.
  • Cholesterol tốt (HDL) giúp dọn dẹp cholesterol dư thừa và mang nó trở lại gan. Sau đó, gan thải cholesterol ra khỏi cơ thể.

Triệu chứng

Cholesterol cao không có triệu chứng. Xét nghiệm máu là cách để phát hiện cholesterol có cao hay không.

Nguyên nhân

Các yếu tố lối sống và di truyền đều đóng vai trò dẫn đến cholesterol cao.

  • Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm giảm cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu.
  • Căng thẳng kéo dài: Stress có thể làm thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol.
  • Uống rượu, bia: Quá nhiều rượu trong cơ thể làm tăng tổng lượng cholesterol.
  • Không tập thể dục: Hoạt động thể chất như tập thể dục nhịp điệu góp phần cải thiện lượng cholesterol.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học.

Ảnh hưởng của cholesterol cao

Theo thời gian, cholesterol cao dẫn đến tích tụ mảng bám bên trong mạch máu (xơ vữa động mạch). Người bị xơ vữa động mạch có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau.

  • Bệnh động mạch vành.
  • Bệnh động mạch cảnh.
  • Bệnh động mạch ngoại biên.
  • Huyết áp cao.

Khi nào cần kiểm tra cholesterol?

Cholesterol cao có thể bắt đầu ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Đó là lý do các chuyên gia y tế hướng dẫn nên bắt đầu sàng lọc từ khi còn nhỏ.

Trẻ em và thanh thiếu niên nên kiểm tra cholesterol 5 năm một lần, bắt đầu từ 9 tuổi. Trẻ có cha mẹ bị cholesterol cao hoặc có tiền sử mắc bệnh tim có thể bắt đầu sớm hơn.

Người có nguy cơ mắc bệnh tim thấp, có các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh tim, hay uống rượu, hút thuốc nên kiểm tra cholesterol sớm.

Phòng ngừa

  • Chế độ ăn uống cân đối.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Ngủ đủ.
  • Tránh hút thuốc lá, không uống rượu bia.
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Lê Nguyễn (Theo Mayo Clinic)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Quả mọng, bơ, ổi, táo có chỉ số đường huyết thấp, giàu vitamin và chất xơ, hỗ trợ người bệnh đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu.
1 tháng trước - Bố tôi mắc bệnh mỡ máu cao, ăn trứng gà mỗi ngày được không, cần lưu ý gì để không làm tăng mức cholesterol xấu? (Ngọc Lan, TP HCM)
1 tháng trước - TP HCM- Anh Khemera, 45 tuổi, bị tắc gần như hoàn toàn ba nhánh mạch máu chính nuôi tim do tăng cholesterol bởi một khiếm khuyết di truyền trong gia đình.
1 tháng trước - Cô gái mắc bệnh tiểu đường (nhiễm toan đái tháo đường điển hình) thừa nhận thích ăn và uống các loại nước có đường. Chính điều này khiến tình trạng của cô ngày càng trầm trọng hơn.
1 tháng trước - Trứng bổ dưỡng nhưng nếu ăn quá nhiều, hơn 7 quả mỗi tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các vấn đề tiêu hóa hay dị ứng.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.