ttth247.com

Chọn ngành nghề theo quy hoạch phát triển địa phương

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đưa kiến thức giáo dục địa phương vào chương trình giảng dạy. Bài viết sẽ cung cấp thêm bức tranh khái quát về quy hoạch phát triển của địa phương để học sinh, sinh viên tham khảo trong định hướng chọn ngành nghề cho tương lai.

Tăng công nghiệp, dịch vụ

Nếu so với giai đoạn 2010 - 2020 thì giai đoạn 2021 - 2030 về cơ bản không có thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế. Trong đó, tỉ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt trên 50%, khu vực công nghiệp - xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%.

Tuy nhiên, xét theo từng địa phương, vùng thì có sự khác biệt. Nhiều địa phương có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

Ví dụ, vùng trung du và miền núi phía Bắc tăng từ 34,1% lên 45 - 46% đối với ngành công nghiệp, giảm từ 27% còn 12 - 13% đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì tăng tỉ trọng ngành thương mại - dịch vụ (từ 45,3% lên 46%) và ngành nông, lâm, ngư nghiệp (từ 17,3% lên 20%).

Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng

Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Phát triển vùng theo hướng xanh, bền vững và toàn diện. Tập trung bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục rừng gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản, mở rộng diện tích cây ăn quả, dược liệu. Phát triển kinh tế cửa khẩu. Hình thành các trung tâm du lịch, sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng.

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại: điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, ngân hàng, du lịch, viễn thông, đào tạo chất lượng cao, y tế chuyên sâu.

Phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á. Phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á.

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao hiệu quả hệ thống cảng biển, các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp lọc hóa dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, năng lượng tái tạo; xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics.

Phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa - lịch sử. Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, các trung tâm dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá. Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Xây dựng khu vực ven biển Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm phát triển công nghiệp của vùng và cả nước.

Vùng Tây Nguyên: Bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả với quy mô phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả phát triển cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây ăn quả, dược liệu, rau, hoa. Phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, năng lượng tái tạo; phát triển bền vững công nghiệp khai thác bôxít, chế biến alumin, sản xuất nhôm. Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

Vùng Đông Nam Bộ: Phấn đấu trở thành trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế; đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số. Phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao. Xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin tập trung quy mô lớn, hình thành vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo.

Phát triển mạnh kinh tế biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, các dịch vụ ngành dầu khí, phát triển du lịch biển. Nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với chế biến và thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao. Phát triển một số cơ sở giáo dục đại học lớn theo hướng trọng tâm, trọng điểm đủ năng lực đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đạt trình độ tiên tiến, thuộc nhóm hàng đầu châu Á.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của cả nước, khu vực và thế giới. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm chủ lực theo hướng giảm lúa gạo, tăng trái cây và thủy sản; sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt, hiệu quả hơn.

Xây dựng trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia về nông nghiệp trên địa bàn vùng. Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trở thành thương hiệu quốc tế về du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch sinh thái và du lịch biển. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, cảng biển, hạ tầng logistics; nâng cấp các luồng chính, bao gồm luồng hàng hải cho tàu biển trọng tải lớn.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Bộ GD-ĐT đang có dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế thông tư hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10. Theo đó, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này...
1 tháng trước - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4-9-2024 về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
1 tháng trước - Hôm nay (5-9), hơn 23 triệu học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới 2024-2025. Đây là năm học được ngành GD&ĐT xác định chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.
3 tuần trước - Kỳ thi học sinh giỏi THCS không còn môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa độc lập, các tỉnh thành phải tìm cách giải bài toán vừa đáp ứng yêu cầu tích hợp vừa đảm bảo độ chuyên sâu.
1 tuần trước - Phạm Thủy Linh cùng nữ sinh Lào, Thái Lan đề xuất giải pháp phân tích nguyên nhân để thích ứng biến đổi khí hậu, được giám khảo đánh giá cao tại STEAM For Girls.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Đề tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố được đánh giá có sự phân hóa tốt hơn so với các kì thi những năm qua. Tuy nhiên, mức độ khó, dễ của đề thi tốt nghiệp THPT không ảnh hưởng đến phương án tuyển sinh của...
1 giờ trước - Ông Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) đã học đại học ngành ngôn ngữ Anh của Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội, hệ đào tạo từ xa từ năm 1994 đến năm 2001.
2 giờ trước - Đại học Wollongong, Australia, nói nhận đơn đăng ký từ tất cả vùng miền của Việt Nam, trước thông tin dừng với học sinh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hải Phòng và Hải Dương.
5 giờ trước - Đầu năm học mới, các trường mầm non, tiểu học tại TP.HCM có nhiều cách công khai, minh bạch bữa ăn bán trú của học sinh tới phụ huynh, trong đó có việc lắng nghe ý kiến học sinh nhận xét về bữa cơm hằng ngày.
5 giờ trước - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bước vào năm thứ 5 với định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên, vẫn còn một số bất cập trong quá trình thực hiện.