ttth247.com

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Vẫn còn nhiều bỡ ngỡ

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHƯA HỢP LÝ

Giáo viên (GV) Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), đánh giá: Các yếu tố tình huống thực tế được đưa ra trong sách giáo khoa chưa thật sự thực tế. Chẳng hạn, sách toán lớp 12 bộ Kết nối tri thức tập 2, ở nội dung bài tập 5.18 (trang 49) có đưa ra tình huống đầu đạn được bắn ra chuyển động theo quỹ đạo thẳng. Các tiết hoạt động trải nghiệm chưa thật sự phát huy được những mục tiêu đặt ra, các tình huống thực tế chỉ "nằm trên giấy", chưa thể đánh giá được mức độ vận dụng của học sinh (HS). Các kỳ thi, kiểm tra môn tiếng Anh vẫn chỉ kiểm tra khả năng đọc, viết hoặc nghe, nên kỹ năng nói của HS còn yếu.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Vẫn còn nhiều bỡ ngỡ- Ảnh 1.

Chương trình mới, phương pháp dạy học mới đòi hỏi thời gian để giáo viên và học sinh thích nghi, triển khai đúng cách

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Về phân bố thời lượng, cấu trúc, đơn vị kiến thức chưa hợp lý. Môn toán ở khối 11 khá "dày và nặng". Chương thống kê ở lớp 11 nên đưa qua lớp 12 sẽ hợp lý hơn. Các kiến thức tổng hiệu hai vectơ, phép tính lôgarit... được sử dụng trong môn vật lý nhưng phân phối chương trình lại chưa đồng bộ dẫn đến HS muốn học vật lý phải tự bổ sung kiến thức.

Theo thầy Chính, môn toán là bắt buộc, các môn vật lý, hóa học, sinh học là môn tự chọn, dẫn đến việc HS không chọn học các môn tự nhiên sẽ gặp khó khăn ở một số bài toán trong sách giáo khoa có liên quan đến kiến thức liên môn. Đơn cử sách toán lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức tập 1, bài tập 1.13 trang 21 có giới thiệu "Trong vật lý, phương trình tổng quát của một vật dao động điều hòa" và "sử dụng công thức biến đổi tổng thành tích để tìm biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp". Cách giới thiệu này không sai nhưng hơi "vội vã", nếu HS không chọn tổ hợp có môn vật lý thì cũng chẳng biết gì ngoài việc áp dụng công thức để tìm ra đáp số.

Còn thầy Trần Văn Toàn, nguyên tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM), cho rằng chương trình mớitập trung vào việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn nhưng HS thường gặp khó khăn khi phải chuyển từ lý thuyết sang ứng dụng thực tế, do chưa có nhiều trải nghiệm hoặc hiểu biết sâu về các tình huống thực tế. Bên cạnh đó, chương trình mới yêu cầu sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau ngoài sách giáo khoa nhưng tài liệu tham khảo chưa đủ đa dạng hoặc chưa được cập nhật kịp thời để hỗ trợ HS.

GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH CHƯA THÍCH NGHI

Cũng theo thầy Trần Văn Toàn, nhiều GV còn đang trong quá trình làm quen với chương trình mới, do đó chưa thể hướng dẫn hiệu quả cho HS. Việc chuyển đổi sang các phương pháp dạy học hiện nay đòi hỏi thời gian để thích nghi và triển khai đúng cách. Chương trình 2018 yêu cầu HS tự tìm hiểu và phát hiện vấn đề, thay vì chỉ nghe giảng và ghi nhớ. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong cách tư duy và học tập, nhưng nhiều HS vẫn chưa thích nghi được với phương pháp học chủ động.

Ở chương trình mới, theo thầy Toàn, việc kiểm tra đánh giá đã có những thay đổi lớn về hình thức và nội dung với việc áp dụng 3 dạng thức trắc nghiệm. Đây là một bước tiến để đánh giá toàn diện hơn năng lực của HS nên đòi hỏi cả GV và HS phải thích nghi với nhiều thách thức mới về kỹ năng giảng dạy, học tập và đánh giá.

"Việc chuyển từ chương trình cũ sang chương trình mới diễn ra nhanh chóng khiến cả HS lẫn GV chưa có đủ thời gian để thích nghi. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập hiệu quả. Những khó khăn trên đòi hỏi sự điều chỉnh linh hoạt trong cách dạy và học cùng với sự hỗ trợ tốt hơn từ GV và các nguồn tài liệu để HS có thể vượt qua và phát triển toàn diện theo chương trình mới", thầy Toàn nhận định.

KIỂU "LUYỆN ĐỀ - QUEN TAY" SẼ KHÔNG CÒN PHÙ HỢP

Nhiều GV cho hay đổi mới giáo dục đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 hướng đến đánh giá năng lực thay vì chỉ kiểm tra kiến thức thuần túy đang đến rất gần. Để đáp ứng mục tiêu này, GV cần thay đổi phương pháp dạy học và đánh giá, giúp HS không chỉ hiểu bài mà còn làm quen với các dạng câu hỏi, cấu trúc đề thi mới.

Thầy Phạm Lê Thanh, GV Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM), cho rằng GV cần xây dựng lộ trình ôn tập rõ ràng và tập trung vào phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Thay vì chỉ yêu cầu HS ghi nhớ lý thuyết, GV cần khuyến khích các em tư duy phản biện và áp dụng kiến thức vào thực tế. Việc phát triển năng lực này cần được tích hợp vào suốt quá trình học, qua các dự án học tập và thực hành, thí nghiệm. Điều này không chỉ giúp HS hiểu rõ bản chất kiến thức mà còn làm quen với cấu trúc đề thi, từ đó tránh lạc hướng và quá tải với những nội dung không cần thiết.

Về kiểm tra đánh giá, thầy Thanh cho hay cần đánh giá liên tục khả năng của HS trong quá trình học tập, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy và ôn tập phù hợp. "Việc này không cần tạo áp lực qua những bài kiểm tra nặng nề, thay vào đó GV có thể sử dụng các hình thức đánh giá nhẹ nhàng hơn như bài tập tình huống, thảo luận, hoặc dự án nhóm. Điều quan trọng là giúp HS hiểu các em đang ở đâu và cần cải thiện những gì để tiến bộ", thầy Thanh nhận định.

Theo thầy Thanh, GV cần có cái nhìn bao quát, không nên chỉ cho HS làm bài kiểm tra giấy mà cần bao gồm cả quá trình học tập, các hoạt động tương tác dạy và học, đánh giá vì sự tiến bộ của các em. Bộ GD-ĐT hiện đang thực hiện chính sách kết hợp giữa đánh giá quá trình (50%) và kết quả thi (50%), tạo động lực cho các trường thực hiện đúng tinh thần phát triển năng lực toàn diện.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Vẫn còn nhiều bỡ ngỡ- Ảnh 2.

Việc kiểm tra đánh giá có những thay đổi lớn trong chương trình giáo dục mới

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

"Để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới, GV không chỉ đổi mới trong cách dạy học mà còn trong cách tiếp cận và đồng hành với HS. Sự kết hợp giữa giảng dạy, đánh giá quá trình và chuẩn bị theo cấu trúc đề thi sẽ giúp HS thích nghi tốt với kỳ thi mới, đồng thời phát triển các năng lực cần thiết để thành công trong học tập và cuộc sống", GV Phạm Lê Thanh bày tỏ.

Thầy Thanh cũng nhấn mạnh GV trong bối cảnh dạy học phát triển năng lực cần xóa đi "đường xưa lối cũ" với những bài tập tính toán hóc búa, những bài toán phức tạp nhưng không có ý nghĩa thực tế trong việc đánh giá năng lực HS.

Với nội dung kiến thức môn học dàn trải trên diện rộng được quy định trong yêu cầu cần đạt thì ngữ liệu đề thi rất đa dạng chiều hướng khai thác và tiếp cận nên việc dạy học theo kiểu "luyện đề - quen tay" sẽ không còn phù hợp. GV và HS rất khó đoán được dạng bài tập trong đề thi, nên ngoài việc cung cấp kiến thức, GV cần giúp HS nắm vững kỹ năng làm bài thi như cách đọc hiểu đề, phân tích câu hỏi và cách phân bố thời gian làm bài hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng khi đề thi có sự thay đổi trong định dạng câu hỏi, từ đó giúp HS không bị bỡ ngỡ trước các dạng câu hỏi mới.

Để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới, giáo viên không chỉ đổi mới trong cách dạy học mà còn trong cách tiếp cận và đồng hành với học sinh.

Giáo viên Phạm Lê Thanh (Trường THPT Nguyễn Hiền, Q.11, TP.HCM)

Nhiều hệ lụy từ việc "cuốn chiếu nhảy bước"

Theo thầy Lâm Vũ Công Chính, với HS chỉ học chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT thì việc "cuốn chiếu nhảy bước" dẫn đến nhiều hệ lụy. Chẳng hạn với lớp 12 hiện nay, chỉ mới áp dụng chương trình 2018 được 3 năm nên phải "gồng mình" tự bổ sung kiến thức do một số kiến thức của lớp 12 chương trình cũ đã chuyển xuống lớp 9 chương trình mới (nhưng các HS này chưa được học). Ví dụ, chương hình nón, hình trụ, hình cầu không nằm trong sách giáo khoa lớp 12 chương trình mới nhưng các câu hỏi trong sách giáo khoa vẫn có kiến thức liên quan, buộc GV và HS "tự thêm vào", dẫn tới nội dung bài học nhiều hơn, phải dùng các tiết tăng cường để "phụ đạo". Cách trình bày nội dung bài học có vẻ "giảm tải" nhưng lại được nhắc tới ở phần bài tập, khiến người học cảm thấy mạch kiến thức bị gãy khúc.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - 2024-2025 là năm học mà Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 về đích khi phủ sóng toàn bộ cấp học. Đây là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi tuyển sinh lớp 10, lớp 12 thi tốt nghiệp THPT theo chương trình này. Tuy nhiên, việc dạy và học còn...
1 tuần trước - Thực tế cho thấy, nhiều học sinh tuy có khả năng tự học nhưng vẫn tìm đến các lớp học thêm để bồi dưỡng kiến thức. Theo các chuyên gia, có một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.
1 tháng trước - Dù năm học mới đã bắt đầu nhưng nhiều phụ huynh, học sinh phải chạy đôn chạy đáo đi tìm đủ sách giáo khoa. Các đơn vị phát hành sách chỉ biết lắc đầu “không biết khi nào có sách để bán“.
1 tháng trước - Với bằng tốt nghiệp THPT VN, học sinh được nhiều trường ĐH nước ngoài xét tuyển thẳng và có cơ hội nhận học bổng lên đến toàn phần, điều 'không tưởng' nếu so với các thập niên trước.
1 tuần trước - Giữa lúc Bộ GD&ĐT chưa “chốt” phương án liệu có bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 THPT theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới hay không vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán ở Hà...
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Đầu năm học mới, các trường mầm non, tiểu học tại TP.HCM có nhiều cách công khai, minh bạch bữa ăn bán trú của học sinh tới phụ huynh, trong đó có việc lắng nghe ý kiến học sinh nhận xét về bữa cơm hằng ngày.
7 giờ trước - Một nữ giáo viên ở Đắk Lắk phạt đòn bằng thước nhựa khiến một nam sinh lớp 2 bầm lưng. Nhà trường quyết định đình chỉ công tác 3 tháng đối với cô giáo.
7 giờ trước - Đăk Lăk- Nữ giáo viên trường Tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Buôn Ma Thuột, bị đình chỉ dạy ba tháng, sau khi dùng thước nhựa đánh học sinh bầm lưng.
7 giờ trước - Con trai tôi cuối cấp, nói muốn học về chứng khóa nhưng tôi lo nghề này bấp bênh.
8 giờ trước - Bộ Giáo dục yêu cầu các trường đại học thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt, tức Thượng tọa Thích Chân Quang, sau khi xác định bằng cấp ba của ông không hợp pháp.