ttth247.com

Chống đầu cơ, 'thổi giá' đất: Tưởng dễ mà khó

Ngay khi phiên đấu giá vừa kết thúc, nhiều cò đất đã rao bán với giá chênh lệch hàng trăm triệu đồng. Điều đáng nói là rất nhiều lô đất đấu giá trước đó dù sang tay nhiều đời chủ, đến nay vẫn để hoang cho cỏ mọc. Điều này đặt ra vấn đề cần sớm có quy định về thuế tài sản để đưa đất đai vào sử dụng và giá trị thực.

Bất thường từ các phiên đấu giá

Phiên đấu giá tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) mới đây với lô trúng thấp nhất giá 91,3 triệu đồng/m2, lô cao nhất lên đến 133,3 triệu đồng/m2, gấp nhiều lần so với giá khởi điểm (7,3 triệu đồng/m2), đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Không chỉ được thu hút bởi kết quả đấu giá với nhiều lô trúng đấu giá cao mà 19 lô đất (diện tích từ 74 - 118m2) đã thu hút đến cả ngàn bộ hồ sơ và phiên đấu giá diễn ra xuyên đêm, đến 4h30 sáng ngày hôm sau mới kết thúc.

Chưa dừng lại, thời điểm Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức đang tổ chức đấu giá 19 lô đất ở xã Tiền Yên vẫn chưa có kết quả thì nhiều tốp người dựng lều, căng biển quảng cáo rao bán đất đấu giá. Khung cảnh không khác gì "chợ đất" thu nhỏ mọc lên giữa làng quê.

Do toàn bối cảnh đấu giá "bất thường" nên ngay sau đó Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Điều đáng nói, theo tìm hiểu của phóng viên Tuổi Trẻ, cách các khu đất đấu giá "bất thường" đó 1km, có 48 lô đất ở thôn Cao Mật Hạ được Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai đưa ra đấu giá cuối năm 2022 và đầu năm 2023 với mức khởi điểm từ 14,5 - 17,4 triệu đồng/m2 nhưng đến nay chỉ mới một hộ dân đến xây dựng nhà. Những lô đất còn lại đang bỏ không, cỏ mọc cao quá đầu gối.

Sau đấu giá là... lướt sóng

Sau một tuần kết thúc phiên đấu giá ở các huyện vùng ven Hà Nội, phóng viên Tuổi Trẻ quay lại khu đất vừa được huyện Hoài Đức đưa ra đấu giá để tìm hiểu thực tế. Trái ngược với cảnh tấp nập mới xảy ra ít hôm là cảnh vắng lặng, khu đất đấu giá chỉ còn trơ lại mấy biển quảng cáo.

"Mấy anh em trúng đấu giá đang chuẩn bị đi đóng tiền sử dụng đất, nếu có khách mua thì sang tay luôn. Em trúng được hai lô đất ở xã Tiền Yên với giá hơn 90 triệu đồng/m2. Bây giờ sang tay thì lô đẹp phải cộng thêm 600 triệu đồng và lô bên trong cũng phải 250 triệu đồng chênh so với giá khởi điểm thì em mới bán được", anh L.Q.T. (nhân viên môi giới có công ty tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức) mời chào.

Điều này đặt ra câu hỏi liệu rằng sự "quan tâm" quá mức đến các phiên đấu giá đất vừa qua là do nhu cầu có đất xây nhà của người dân là thực tế, hay chỉ là cơ hội kiếm lời và chiêu trò của những nhà đầu cơ lướt sóng, mua ngay bán ngay, hay những cò mua bán đất muốn nâng giá của những khu vực xung quanh khu đấu giá?

Hàng ngàn người dự đấu giá, vì sao?

Theo TS Lê Đăng Doanh (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương), qua các phiên đấu giá ở các huyện ngoại thành Hà Nội cho thấy giá khởi điểm quá thấp. Giá khởi điểm thấp nên tiền đặt cọc cũng thấp, chỉ cần đặt cọc hơn 100 triệu đồng (tương đương 20% giá khởi điểm) cũng có thể tham gia đấu giá.

Đặt cọc thấp là nguyên nhân dẫn đến câu chuyện cả ngàn bộ hồ sơ tham gia đấu giá vài chục lô đất như ở Hoài Đức, Thanh Oai vừa qua. Vậy nên cần phải điều chỉnh ngay giá khởi điểm.

Theo ông Doanh, cần nâng mức giá khởi điểm sát với thị trường để những người nghiêm túc, có nhu cầu thực trúng chứ không phải những người tham gia đấu giá chỉ để mục đích lướt sóng, đầu cơ đất đai. Yêu cầu đặt cọc chỉ 20% giá khởi điểm rất thấp, cần phải nâng mức tiền cọc này lên. Vì thực tế là những người có nhu cầu mua đất chắc chắn đã chuẩn bị nguồn tiền đủ để thanh toán.

Cũng theo ông Doanh, có ý kiến cho rằng cần phải tổ chức nhiều vòng đấu để tránh trục lợi, dìm giá, gây thất thoát tiền của Nhà nước là chưa hiểu hết về đấu giá đất. Để không gây thất thoát, khâu đầu tiên chúng ta phải làm đó là định giá đất đưa vào đấu giá chứ không phải ngăn chặn trong phiên đấu giá. Vì đấu giá là công khai theo nguyên tắc thị trường, Nhà nước bán tài sản và ai trả cao người đó mua được.

Đấu giá đất ngoài tạo nguồn thu cho ngân sách còn giúp phát triển hạ tầng của địa phương, phân bổ đất đai một cách hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước cần có quy định chặt chẽ hơn về việc phải xây dựng nhà cửa trong một khoảng thời gian sau khi trúng đấu giá, tránh tình trạng để hoang đất đai.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - “Sóng sau xô sóng trước”, thị trường đất nền đấu giá ngoại thành Hà Nội đang sốt nóng và liên tục lập kỷ lục về giá. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc quá chú trọng đấu giá đất có thể “lợi bất cập hại”.
1 tháng trước - Tiến sĩ Đinh Thế Hiển - chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản, người có quá trình theo dõi các chính sách liên quan đến thị trường này suốt hơn 20 năm. Ông đã dành cho Dân Việt một phỏng vấn xung quanh câu chuyện giá đất và...
1 tháng trước - Theo các chuyên gia, để giá đất giá nhà ở trong đó giá nhà chung cư được xác định đúng và không có hiện tượng “ngáo giá” cần có một cơ sở dữ liệu rõ ràng, phải có thang đo cụ thể mới có thể biết được giá mà chủ nhà đưa ra có “ngáo” hay...
1 tháng trước - Hai cuộc đấu giá đất tại Hà Nội gần đây đã chứng kiến giá đất tăng vọt, khiến các chuyên gia lo ngại những hệ lụy xấu gây ra cho thị trường bất động sản và an sinh xã hội khi giá nhà bị đẩy lên vượt sức chịu đựng từ thu nhập của người dân.
1 tháng trước - Từ 1.8, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ không được giao dịch quá 10 lần một năm và vượt 300 tỉ đồng mỗi hợp đồng, theo Nghị định 96 vừa được Chính phủ ban hành.
Xem tin bài khác
23 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.