ttth247.com

Chùa Phổ Quang vừa bị cháy rụi là nơi lưu giữ bảo vật quốc gia

Trước khi xảy ra đám cháy lớn, chùa Phổ Quang vẫn bảo quản vẹn nguyên những nét độc đáo trong kiến trúc thời Trần. Được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1980, chùa lưu giữ nhiều cổ vật giá trị, đặc biệt là bảo vật quốc gia - bàn thờ Phật bằng đá từ thời Trần.

Nét độc đáo của kiến trúc thời Trần

Khoảng 9h30 sáng 23/10, một đám cháy bất ngờ bùng phát từ phía trong chùa Phổ Quang (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) khiến nhiều vật dụng có lịch sử hàng trăm năm cháy rụi. Một số hình ảnh cho thấy khu vực chùa chính (khu tam bảo) hư hỏng nghiêm trọng.

Chùa Phổ Quang có tên gọi khác là chùa Xuân Lũng, là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được công nhận tại Quyết định số 92-VHTT/QĐ ngày 10/7/1980 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Hình ảnh chùa Phổ Quang sau khi được lực lượng chức năng dập tắt đám cháy.

Chùa được xây dựng từ thế kỷ 14, thuộc hệ phái Bắc tông. Trước khi bị cháy, chùa Phổ Quang vẫn bảo quản vẹn nguyên những nét độc đáo trong kiến trúc thời Trần. Chùa Phổ Quang được xây dựng theo kiểu chữ “công”, lợp ngói, có hai cấp chùa.

Chùa cấp trên cao 10 m, dọc 7 m, gồm ba gian, có một cửa ra vào từ nhà tổ lên chùa. Chùa cấp dưới ngang 16 m, dọc 13,5 m, gồm 5 gian. Giữa chùa có bức đại tự và hai câu đối.

Sách V ăn khắc Hán Nôm Việt Nam (xuất bản năm 1993) đã tóm lược nội dung khắc trên hai tấm bia đá ở chùa. Một tấm bia tạo năm 1628, cho biết ngôi chùa từng bị hỏng. Vào năm 1626, các tòa thượng điện, tiền đường, hậu đường, tam quan… được trùng tu.

Chùa Phổ Quang vừa bị cháy rụi là nơi lưu giữ bảo vật quốc gia - 2Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thời Trần, trải qua nhiều lần tu sửa. Lần tu sửa lớn nhất vào năm 1626 và lần gần đây nhất vào tháng 4/2021.

Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thời Trần, trải qua nhiều lần tu sửa. Lần tu sửa lớn nhất vào năm 1626 và lần gần đây nhất vào tháng 4/2021.

Một tấm bia niên đại năm 1634, có khắc bài thơ Đường luật 8 câu của Phạm Sư Mạnh (năm 1377) nói việc đi kinh lý ở vùng này.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa lại bị xuống cấp nghiêm trọng. Dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích chùa Phổ Quang được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt vào tháng 4/2016. Hạng mục gác chuông nằm trong dự án tu bổ, tôn tạo chùa Phổ Quang được hoàn thành năm 2018 với tổng kinh phí trên 3,1 tỷ đồng.

Đến tháng 4/2021, UBND xã Xuân Lũng cùng nhân dân tiếp tục thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo hạng mục tam bảo và nhà bia với tổng mức đầu tư hơn 11 tỷ đồng.

Lưu giữ bàn thờ Phật bằng đá là bảo vật quốc gia

Công trình kiến trúc đáng chú ý nhất chùa Phổ Quang là bàn thờ Phật bằng đá hoa sen có niên đại 700 năm tuổi, được tạc năm 1388 dưới triều vua Trần Phế Đế. Bệ đá hình hộp chữ nhật, cao hơn 1 m, gồm 71 phiến đá xanh ghép lại với nhau.

Chùa Phổ Quang vừa bị cháy rụi là nơi lưu giữ bảo vật quốc gia - 4Bàn thờ Phật bằng đá hoa sen tại chùa Phổ Quang.

Bàn thờ Phật bằng đá hoa sen tại chùa Phổ Quang.

Cánh sen được cách điệu chiếm vị trí chủ đạo. Bốn góc bệ đá ở tầng thứ ba có bốn linh điểu vững chãi. Bệ đá hoa sen là tác phẩm có giá trị nghệ thuật sâu sắc, hiếm hoi còn lại của thời Trần. Bệ đá gồm nhiều họa tiết gắn với Phật giáo, mô tả cuộc sống của cư dân vùng Trung du miền núi Bắc bộ.

Cùng với hình ảnh bông sen, cuộc sống trần thế cũng được miêu tả sinh động qua các họa tiết dân gian như cá lượn, sư tử vờn, hươu cặp cành hoa hải đường nở xòe…

Ngày 25/12/2021, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bàn thờ Phật bằng đá chùa Phổ Quang là bảo vật quốc gia.

Chùa Phổ Quang vừa bị cháy rụi là nơi lưu giữ bảo vật quốc gia - 6Hình ảnh ngôi cổ tự trước khi xảy ra đám cháy lớn.

Hình ảnh ngôi cổ tự trước khi xảy ra đám cháy lớn.

Tam quan - gác chuông cũng là công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa. Chuông đồng Phổ Quang tự chung được đúc vào năm 1839. Chùa Phổ Quang có bốn ngày lễ chính vào dịp Rằm tháng Giêng, ngày 8 tháng 4 (lễ tắm Phật), rằm tháng 7 và ngày 8/12 âm lịch.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Tâm bão số 3 đang trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng, gió vẫn mạnh cấp 12-13. Hà Nội tạm dừng hoạt động 2 tuyến metro.
1 tháng trước - 10 ngày sau bão Yagi, 80% số người chết và mất tích trên cả nước thuộc ba tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái - cũng là những địa phương hứng chịu lũ quét và sạt lở nghiêm trọng nhất.
1 tháng trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Cơn bão mạnh nhất 30 năm - Yagi - đi qua Việt Nam trong 15 năm giờ, để lại chuỗi thiên tai kéo dài và những mất mát không thể hàn gắn với nhiều người.
1 tháng trước - Đến trưa 10-9, bão số 3 và mưa lớn hoàn lưu sau bão gây ra lũ lụt, sạt lở đất làm 82 người chết, 64 người mất tích, gần 50.000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại.
Xem tin bài khác
18 phút trước - Trong thời gian giữ chức vụ, nguyên phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang đã cố tình ký không đúng thẩm quyền, trái quy định vào 46 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm giả cấp cho một số người dân.
18 phút trước - Chiều tối 23-10, cường độ bão Trami (bão Trà Mi) mạnh lên cấp 9-10 (75-102km/h), giật cấp 12 (108-133km/h) trước khi đổ bộ vào đảo Luzon, Philippines.
27 phút trước - Bị can Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Capel Lã Quốc Trưởng đã có hành vi ký 7.959 hợp đồng hợp tác kinh doanh, kêu gọi góp vốn của hơn 4.800 bị hại ở khắp 63 tỉnh, thành khoảng 700 tỉ đồng.
33 phút trước - Lâm Đồng- Rác từ bãi tập kết của Nhà máy xử lý chất thải rắn Xuân Trường, TP Đà Lạt, bị sạt lở, tràn xuống vùi lấp vườn trồng cà phê của người dân.
1 giờ trước - Báo cáo về vụ cháy chùa Phổ Quang cho biết cơ sở vật chất trong chùa thiệt hại hoàn toàn, còn bảo vật quốc gia bệ đá hoa sen bị vỡ cánh hoa sen, ước tính thiệt hại 25 tỉ đồng.