ttth247.com

Chuyện siêu mẫu làm start-up nông nghiệp

Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên, Ngọc Thạch chia sẻ thêm về quá trình khởi nghiệp ở mảng kinh doanh không hề dễ dàng như nông sản.

Để không rơi vào mô típ quen thuộc là bộc bạch nguyên nhân người mẫu chuyển hướng kinh doanh, chúng ta chỉ trao đổi về khởi nghiệp và kinh doanh của chị. Chị có thể giới thiệu qua "business" hiện nay?

Sau thời gian 8 năm lập gia đình, chăm sóc con cái thì tôi ở tuổi 30 mới bắt đầu start-up. Cụ thể, từ năm 2021, tôi sáng lập và giữ chức vụ Tổng giám đốc của Công ty CP Xuất nhập khẩu thương mại Blue Ocean (Blue Ocean JSC). Công ty này chuyên chế biến nông sản, đặc biệt là các loại trái cây như: xoài, bưởi, nhãn, chanh không hạt, sầu riêng, chanh dây… theo hướng phát triển một chuỗi cung ứng bền vững, mang sứ mệnh cung cấp sản phẩm nông sản sạch nhằm mang đến giá trị "xanh" cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Sản phẩm của Blue Ocean JSC cũng đã xuất khẩu đến nhiều nước, bao gồm cả những thị trường có tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt nhất thế giới như Mỹ, Úc…

Tôi cũng chia sẻ thật rằng Blue Ocean JSC được tôi ấp ủ và sáng lập, nhưng đây cũng là doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn Ocean Group mà gia đình chồng tôi đang điều hành. Chính xác thì Blue Ocean JSC là một dự án nông nghiệp của Ocean Group.

Ngọc Thạch trao đổi quyết định thỏa thuận hợp tác cùng đại diện Công ty Maia (Nhật Bản)

Chị bắt đầu tham gia kinh doanh từ khi nào? Trước khi start-up với Blue Ocean, chị từng thử sức "business" nào chưa?

Trước Blue Ocean JSC, tôi có tham gia một số hoạt động kinh doanh, nhưng không hoàn toàn chính thức, chủ yếu đóng "vai phụ" hoặc góp vốn thì nhiều hơn. Phải đến Blue Ocean JSC thì đây mới là dự án kinh doanh đầu tiên mà tôi chính thức tham gia ở vai trò sáng lập và điều hành.

Tôi bắt tay thực hiện dự án này xuất phát từ mong muốn góp phần gia tăng giá trị cho nông sản Việt. Tôi sinh ra và lớn lên ở ĐBSCL nên các loại trái cây luôn gắn liền với cuộc sống. Trước đây, thực sự với tôi thì các loại trái cây đơn thuần là những sản vật xung quanh mà bản thân rất yêu thích. Nhưng sau quá trình trưởng thành, có được sự tiếp xúc nhiều hơn trong môi trường kinh doanh, tôi nhận thấy nông sản VN có cơ hội rất lớn để vươn mình.

Dần dần, một ý nghĩ ngày càng lớn hơn trong tôi là phát triển nông sản Việt ra thế giới. Đó là một cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, vừa tạo được lợi ích cho bản thân, đồng thời đóng góp cho sự phát triển chung của nông nghiệp nước nhà. Vì thế, tôi đã bắt tay vào thành lập và phát triển Blue Ocean JSC.

: Ngọc Thạch làm việc cùng các đối tác tại Bỉ

Với lợi thế chồng và gia đình chồng có nhiều hoạt động kinh doanh, khi bắt đầu kinh doanh, chị có sự chuẩn bị kiểu như "học nghề" không, hay đơn giản là "mình thích thì mình làm thôi"?

Tôi bắt tay vào làm start-up Blue Ocean JSC khi đã qua 30 tuổi. Độ tuổi này có thể vẫn còn trẻ nhưng cũng không còn là "trẻ trâu", mà đã có không ít trải nghiệm trong cuộc sống, đủ để hiểu mọi dự án kinh doanh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Chính vì thế, hoàn toàn không có chuyện "mình thích thì mình làm thôi", bởi làm không khéo thì lại "ôm cục nợ". (cười)

Trước khi bắt đầu dự án, tôi đã âm thầm học hỏi về kinh nghiệm kinh doanh, điều hành doanh nghiệp từ bố mẹ chồng vốn là những người có nhiều năm kinh doanh và đang điều hành một hệ sinh thái kinh doanh đa ngành nghề. Tôi cố gắng học mọi thứ, từ việc "nghe lỏm" trong những bữa ăn gia đình. Đến khi chính thức có ý định tiến hành một dự án kinh doanh, tôi "học nghề" một cách công khai hơn. Những thắc mắc liên quan việc phát triển dự án, từ quản lý điều hành đến tìm kiếm và phát triển thị trường, tôi đều không ngần ngại hỏi bố mẹ chồng. Tôi cũng học hỏi từ nhiều người mà tôi được gặp, được tiếp xúc. Nói chung, tôi không bao giờ "giấu dốt" và luôn cố gắng học hỏi mọi thứ có thể.

Khi thành lập Blue Ocean JSC, tôi đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, tìm cách áp dụng những điều mình học được. Có thế, tôi mới thuyết phục được "cá mập" Ocean Group của gia đình chồng đầu tư cho Blue Ocean SJC.

Ngọc Thạch (thứ 4 từ trái sang) tại lễ công bố cho phép xuất khẩu chanh leo VN vào Úc

Kể ra chị đã có những "mentor" (người dẫn dắt) xịn dẫn dắt. Không chỉ vậy, chị còn dễ dàng tiếp cận nguồn lực từ gia đình. Vậy có thể nói là chị quá thuận lợi để khởi nghiệp không?

"Mentor" xịn dẫn dắt là chắc chắn rồi, và đó thực sự là điều may mắn mà tôi có được. Nhưng không vì thế mà nói là tôi hoàn toàn thuận lợi đâu nhé! Tuy được gia đình quan tâm, giúp đỡ nhưng điều đó không đồng nghĩa sẽ dễ dàng cho dự án kinh doanh. Chính vì bố chồng là người có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, nên ông cũng đòi hỏi rất cao khi quyết định đầu tư vào dự án. Tôi phải chỉ ra được những rủi ro, khó khăn và cách thức xử lý, giải quyết vấn đề thì mới nhận được đầu tư chứ.

Vì muốn con cái phát triển, nên nhiều khi bố mẹ không ngần ngại la mắng, chê trách. Thương cho roi cho vọt mà, nên đó cũng là áp lực không nhỏ khi tiếp nhận đầu tư từ chính công ty của người thân. Tôi hay nói vui với gia đình là: start-up này khổ lắm vì hằng ngày đều phải gặp mặt nhà đầu tư, không khéo là bị chê ngay! (cười)

Thực sự, tôi phải cám ơn rất nhiều những người trong gia đình đã hỗ trợ tôi làm start-up.

Chị đang vận hành một công ty với mảng kinh doanh khá phức tạp về tổ chức hoạt động, vì phải bao gồm tổ chức vùng nguyên liệu, theo dõi canh tác, thu mua rồi chế biến, tìm đầu ra, xuất khẩu... Một "business" như thế không hề đơn giản, làm sao để chị đảm đương mọi thứ?

Đúng là không hề dễ dàng chút nào. Từ nhỏ tôi sống giữa bao la các loại trái cây, nhưng đâu có nghĩa mình hiểu hết việc làm sao để canh tác, cách thức nào để quả ngon.

Để phát triển kinh doanh nông sản bền vững thì mình phải đảm bảo chất lượng ổn định. Đây là thách thức lớn khi phải đảm bảo với các vùng nguyên liệu rộng lớn lên đến hàng ngàn ha, gồm nhiều loại cây trái khác nhau, chứ chẳng phải chỉ xoay quanh mảnh vườn nhà mình.

Rồi việc xây dựng, vận hành nhà máy. Trước đây, tôi có biết gì về xây dựng và nhất là xây dựng những nhà máy. Như mới đây nhất là nhà máy chế biến trái cây đông lạnh mà Blue Ocean JSC xây dựng ở H.Lâm Hà (Lâm Đồng). Thời tiết tạo ra không ít khó khăn, mưa lớn thường xuyên, rồi ở vùng cao nên các nguy cơ do sét đánh là rất lớn. Rồi lắp đặt máy móc - cũng là thứ mà tôi "rất ngu" - luôn kèm theo nhiều khó khăn.

Nhưng tôi nghĩ rằng chìa khóa để giải quyết tất cả những điều đó chính là tuyển chọn các cộng sự và chịu giao quyền cho những người giỏi, những người thực sự am hiểu, làm tốt các công việc họ đảm nhận. Hoạt động của một nhà máy với bao nhiêu máy móc cùng hàng trăm công nhân đòi hỏi người điều hành phải có chuyên môn cao. Rồi vô số việc "không tên".

Và có lẽ tôi cũng thực sự may mắn khi có được những cộng sự như thế trong nhiều lĩnh vực, từ xây dựng, vận hành nhà máy cho đến tiếp cận, mở rộng thị trường, công việc đối ngoại… Bản thân tôi thì tập trung vào việc điều hành chung, định hướng chiến lược và mở rộng mạng lưới đối tác.

Đến nay Blue Ocean đã đạt kết quả như thế nào? Sắp tới có mở rộng thêm gì không?

Chúng tôi hiện có 2 nhà máy ở Đồng Tháp và Lâm Đồng với đội ngũ hơn 300 nhân sự bao gồm cả cấp quản lý, chuyên viên, công nhân. Trong đó, mới nhất là ngày 19.10 vừa qua, chúng tôi chính thức khai trương nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tại H.Lâm Hà (Lâm Đồng), đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc mở rộng quy mô sản xuất và phát triển năng lực chế biến nông sản của công ty. Dự án này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm nông sản sạch và an toàn, mà còn thể hiện tầm nhìn dài hạn của chúng tôi trong việc góp phần nâng cao giá trị nông sản VN trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, Blue Ocean JSC có thể cung ứng 10.000 tấn sản phẩm mỗi năm cho thị trường trong nước lẫn quốc tế. Chúng tôi đã xuất khẩu các loại trái cây như như xoài, bưởi, nhãn, chanh không hạt, sầu riêng sang Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc. Mới nhất, chúng tôi đã tiên phong xuất khẩu chanh leo VN sang Úc. Blue Ocean cũng hiện diện ở nhiều chương trình mang tính quốc tế ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines. May mắn rất nhiều khi gặp được các khách hàng đối tác hỗ trợ và các chuyên gia trong ngành nông sản chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt được tiếp nhận chương trình của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) hỗ trợ chuyên gia tư vấn và nghiên cứu để có thể xuất được các loại sản phẩm tươi đi đường tàu biển thuận lợi và giữ được độ tươi trong nhiều ngày.

Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhà máy, mở rộng thêm thị trường. Tôi cũng đang phát triển một thương hiệu cà phê đóng gói và hiện đã có được sự đồng ý hợp tác từ một số kênh phân phối quy mô lớn ở Mỹ, Úc.

Ngọc Thạch giới thiệu sản phẩm của Blue Ocean với Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern bên lề sự kiện AgriConnectioNZ tháng 11.2022 tại Hà Nội

Chị có thể chia sẻ thêm về việc gia tăng giá trị cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế?

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho trái cây VN trên thị trường quốc tế là điều không dễ dàng, cũng như việc tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị, sẽ là chìa khóa để mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu. Ngành xuất khẩu trái cây không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn hướng tới một tương lai bền vững, nơi môi trường và sức khỏe cộng đồng được đặt lên hàng đầu.

Nhưng tôi tin rằng với không ít lợi thế về nhiều loại nông sản hiện có, nếu VN có những chiến lược phù hợp cùng sự chung tay của các doanh nghiệp có đam mê, quyết tâm thì thương hiệu trái cây VN sẽ sớm phát triển mạnh trên thị trường quốc tế, từ đó nâng tầm nông sản Việt.

Cám ơn chị về cuộc phỏng vấn này!

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Thiết bị với giải pháp khử trùng bền vững bằng công nghệ điện hóa, không dùng hóa chất và mở ra nhiều triển vọng với ngành nuôi trồng thủy sản.
3 tuần trước - Phan Huy - Cựu thủ khoa ngành thiết kế thời trang Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, đã mang 44 bộ trang phục được thực hiện trong 6 tháng, sang Pháp trình diễn trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Paris. Lần này Huy mang một góc nhìn mới về cuộc...
2 tuần trước - Khảo cứu lược sử về bốc phét cho thấy những dấu ấn bằng một số từ sau: khoác lác, chém, chém gió, chém bão, lấy số, xạo ke, diễn sâu, thể hiện, làm trò, làm màu, đánh bóng, sĩ diện, nổ, phông bạt…
1 tháng trước - Suốt hai ngày nay, một trong những cụm từ được dân mạng nhắc đến rất nhiều đó là sống "phông bạt". Sống "phông bạt" nghĩa là gì, và vì sao hiện tại lại "phủ sóng" như vậy?
1 tháng trước - Để ủng hộ cho đồng bào miền Bắc đang phải chịu hậu quả của đợt bão lũ vừa rồi, bác sĩ trẻ Trần Ngọc Trung đã rao bán chiếc xe của mình để lấy tiền quyên góp.
Xem tin bài khác
43 phút trước - Nước mắt đã rơi nhiều tại lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường 5 tỉnh Tây Nguyên tại Đà Lạt. Có SV bị ung thư quyết tâm giành giật tính mạng, có SV không cha mẹ quyết tâm bán bánh bột lọc ở trường để kiếm sống
55 phút trước - Sở hữu nghề lạ, 9X ở Long An khiến khách nước ngoài liên tục chốt đơn sản phẩm, nhiều người mua về chỉ dám bỏ trong lồng kính để ngắm.
1 giờ trước - "Thắp sáng niềm tin" mang đến hy vọng cho phạm nhân Trại giam Kim Sơn. Với quà tặng thiết thực và hướng nghiệp sau tù, chương trình khuyến khích phạm nhân phấn đấu trở thành công dân tốt sau khi tái hòa nhập.
1 giờ trước - Sáng 27-10, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai, Kon Tum tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho 90 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 5 tỉnh này.
1 giờ trước - Nữ DJ người Ukraine không ngại bày tỏ niềm yêu thích với thức uống đặc trưng của cánh mày râu ở Việt Nam.