ttth247.com

Tiếp sức đến trường SV Tây Nguyên: Vay tiền đi học chỉ dám ăn mì tôm 'không tin mình có học bổng'

Chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường và giao lưu nghệ thuật "Ươm mầm xanh cao nguyên" do báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức, được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh & truyền hình Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông và tuoitre.vn lúc 9h30 ngày 27-10.

Trước khi diễn ra buổi lễ, ông Nguyễn Thái Học, quyền bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, đã chủ trì lễ dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lễ diễn ra ngay bên trong khuôn viên Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Sau lễ dâng hương, ông Nguyễn Thái Học đã trao quà cho các tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường. Đây là quà riêng, kèm lời chúc ông Học tự tay viết tặng các em.

Ông Nguyễn Thái Học nói: "Đây là lời chúc chân thành nhất tôi dành cho các em. Mong các em học giỏi, trưởng thành đóng góp cho sự phát triển giàu đẹp của quê hương Tây Nguyên".

Mẹ xin nghỉ nhổ cỏ một ngày đưa con đi nhận học bổng 

Chị Hồ Thị Diệu (40 tuổi, trú huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) cho biết hằng ngày chị đi nhổ cỏ thuê, hoặc ai thuê gì làm nấy, để nuôi con trai là tân sinh viên Trần Văn Đạt (Trường đại học Y dược Huế) và một người anh trai của Đạt đang nằm viện vì bị tai nạn giao thông.

Chị Diệu tâm sự, sáng nay huyện Đức Trọng trời mưa nên chị đã nghỉ nhổ cỏ thuê một ngày để để đưa Đạt đến TP Đà Lạt để nhận học bổng Tiếp sức đến trường.

"Cả nhà tôi khổ quá, hai vợ chồng ai thuê gì làm nấy. Anh trai của Đạt gây tai nạn giao thông cho người khác, giờ nó cũng thương tật và cả nhà phải bồi thường cho người kia. Chúng tôi rơi vào kiệt quệ. Tiền để dành đóng học phí cho Đạt cũng phải lấy ra để lo cho người ta" - chị Diệu tâm sự.

Người phụ nữ này mới 40 tuổi này nói rằng học bổng Tiếp sức đến trường như một phao cứu sinh đến với gia đình chị giữ muôn trùng khó khăn.

"Nghe Đạt được nhận học bổng, cả nhà tôi ai cũng mừng hết. Nó rất ham học mà nhà lại không có tiền đưa cháu đóng học phí. Thật sự tôi cảm ơn chương trình rất nhiều" - chị Diệu xúc động nói.

Sinh viên vay tiền đi học, chỉ dám ăn mì tôm 'không tin là mình được nhận học bổng'

Từ nhỏ đến lớn sống với bà, tân sinh viên Trưởng đại học Yersin Đà Lạt Đào Trần Ấu Lăng cho biết bố mẹ ly hôn nên bà đã nuôi em và 2 em út. Cuộc sống chật vật, bà chỉ đi làm thuê mướn, ai kêu gì làm nó.

"Tôi rất muốn đi học nhưng nhiều lúc cuộc sống khó khăn quá. Tôi cũng đã nghỉ đến việc bỏ học, nhưng lại không muốn bà và 2 đứa em phải chịu khổ, nên tôi quyết tâm vào đại học" - Lăng tâm sự.

Không muốn bỏ học, Lăng đã vay vốn sinh viên để có tiền trang trải học phí. Suốt những ngày đầu nhập học Lăng chỉ dám ăn mì tôm để tiết kiệm số tiền vay được.

"Hôm nay được nhận học bổng, tôi vẫn không tin đó là sự thật. Tôi xin cảm ơn các nhà tài trợ rất nhiều, nhất định tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt" - Lăng nói.

Hai mẹ con cùng khóc khi biết tin được tiếp sức đến trường 

Tân sinh viên Nhữ Thị Thu Nguyệt (Trường đại học Giao thông Vận tải TP.HCM) đã gửi đến ban tổ chức tâm sự biết ơn của mình. Cô bảo cô và mẹ đã khóc khi hay tin được nhận học bổng. 

"Mình mất bố từ nhỏ, mẹ thì tàn tật nhưng gánh vác hết mọi thứ. Dù không đủ sức khoẻ, không đủ kinh tế, nhưng mẹ vẫn cố hết sức của mình lo cho mình ăn học. Năm lớp 6, mình được cô chú đưa lên Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đăk Lăk. Ở đây mình được nhà nước lo cho chỗ ăn ở và học hành, mọi thứ trở nên thuận tiện và không còn vất vả như trước. 

Nhưng khi mình lên đại học thì học phí phải tự lo liệu. Vậy nên vấn đề học phí là 1 vấn đề khó khăn. Khi mình nhận được thông báo là bản thân có trong danh sách được nhận học bổng, mình như trút bỏ được gánh nặng đè lên vai, vui tới nỗi vừa đi khoe với mẹ. Mình vừa khóc, mẹ cũng khóc".

Mẹ gọi điện dặn nhớ cám ơn nhà tài trợ 

Tân sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM Huỳnh Huy Khang (quê quán huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) cho biết ba của Khang đã mất vì bị đột quỵ, một mình mẹ phải nuôi 3 anh em Khang lớn lên từng ngày.

Mẹ Khang chỉ làm nông, công việc không ổn định nên chỉ biết dựa vào trợ cấp của địa phương. Khang thương mẹ nên từ nhỏ đã xin đi làm thêm ở nhiều để đỡ đần gia đình.

Khang tâm sự nhiều lúc đã muốn gục ngã vì cuộc sống kinh tế gia đình quá khó khăn. Tuy nhiên nhờ có sự động viên của mẹ, thầy cô nên Khang đã cố gắng vượt qua nghịch cảnh bước vào giảng đường đại học.

"Đêm qua tôi không thể nào chợp mắt được vì quá vui mà mong chờ đến sáng để nhận học bổng Tiếp sức đến trường. Mẹ cũng đã gọi điện tâm sự với tôi và nhờ tôi gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ, mạnh thường quân vì đã tạo điều kiện để tôi nhận học bổng" - Khang nói.

Anh Kpă Thân - chuyên viên Ban thanh niên, trường học Tỉnh Đoàn Gia Lai - cho biết rất vinh dự khi nhiều năm được phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ để đưa các em tân sinh viên Gia Lai đến dự các lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường.

"Năm nào cũng vậy trong tôi luôn có một sự bồi hồi, háo hức nhất định, có thể vì thương các em tân sinh viên và quá mừng vì các em được nhận học bổng Tiếp sức đến trường. Đây là một chương trình hết sức ý nghĩa bởi vì có lẽ giai đoạn khó khăn nhất của các em đó là gia đoạn nhập học vào ghế giảng đường" - Anh Kpă Thân nói". 

Bình Điền tài trợ học bổng nhiều năm liền, vẫn muốn có mặt khi các em bối rối nhất 

Trước buổi lễ, ông Ngô Văn Đông - tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền - cho biết tại lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường ở TP Đà Lạt cho các tân sinh viên Tây Nguyên lần này ông có rất nhiều cảm xúc, vì nhiều em đã vượt qua nghịch cảnh, vượt qua khó khăn để đến với giảng đường đại học.

Theo ông Đông, đến mùa trao học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền cùng các nhà tại trợ đã thành lập quỹ "Đồng hành nhà nông" để tiếp sức cho các tân sinh viên đậu vào các trường đại học, cao đẳng trong suốt nhiều năm qua.

Ông Đông cho rằng đây là món quà dành cho các tân sinh viên đầy nghị lực, có ý chí kiên cường, vượt qua nghịch cảnh để bước vào giảng đường đại học.

"Chúng tôi chỉ mong các em cố gắng rèn luyện, học tập thật tốt để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giày mạnh hơn" - ông Đông nói.

Anh đi theo cõng em lên nhận học bổng

Võ Hữu Tánh (trú Cát Tiên, Lâm Đồng), sinh viên Trường Đại học quốc tế miền Đông, Bình Dương, bị khuyết tật bẩm sinh, việc đi lại hết sức khó khă. Nhưng Tánh vẫn ham học, mong tốt nghiệp đại học để tự nuôi sống bản thân. 

Hôm nay Tánh về Lâm Đồng dự lễ trao học bổn. Để hỗ trợ em trai, anh Võ hữu Tuấn (đi làm) đã lên Đà Lạt để hỗ trợ em trai. Tuấn nói mình tạm nghỉ việc để lên cõng em trai từ xe lên điểm trao và cõng từ ghế lên nhận học bổng.

Mẹ bán cháo nuôi 5 miệng ăn, nghỉ 1 bữa 'chu du' từ Kon Tum về Đà Lạt coi con nhận học bổng 

Chị Ngô Thị Ngọc Bích (46 tuổi, đến từ Kon Tum) cho biết hôm nay chị dẫn con gái là tân sinh viên Trường đại học Quy Nhơn Trần Ngô Thăng Hoa đến nhận học bổng. 

Chị Bích kể, chồng chị bị tai nạn mất đã lâu. Một mình chị gồng gánh nuôi 4 chị em Hoa.

"Tôi hằng ngày chỉ bán cháo lòng, mỗi tô 10.000 đồng nhưng nuôi 5 miệng ăn. Nhiều lúc cảm thấy cuộc sống quá khó khăn nhưng tôi không dám buông tay ,vì nếu buông thì tiền đâu lo cho mấy đứa con đến nơi đến chốn", chị nói.

Chị Bích tâm sự ngay khi hay tin con được nhận học bổng, chị đã nghỉ bán cháo lòng, bắt xe từ Kon Tum xuống TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) để cùng con gái đi xe khách lên Đà Lạt dự lễ trao.

"Hôm nay con nhận học bổng, tôi rất hạnh phúc, chỉ biết cảm ơn chương trình và báo Tuổi Trẻ. Hai mẹ con tôi hôm qua vui quá mà không thể nào ngủ được, chỉ mong trời sáng để được đi nhận học bổng" - chị Bích nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 giờ trước - Nước mắt đã rơi nhiều tại lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường 5 tỉnh Tây Nguyên tại Đà Lạt. Có SV bị ung thư quyết tâm giành giật tính mạng, có SV không cha mẹ quyết tâm bán bánh bột lọc ở trường để kiếm sống
1 tuần trước - Từ nhiều vùng đồi núi các tỉnh thành Tây Bắc, các tân SV khó khăn đã tụ hội về thành phố Điện Biên Phủ trong tiết trời se lạnh để nhận học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ năm 2024.
1 tuần trước - Từ nhiều vùng đồi núi các tỉnh thành Tây Bắc, các tân SV khó khăn đã tụ hội về thành phố Điện Biên Phủ trong tiết trời se lạnh để nhận học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ năm 2024.
1 tuần trước - 'Cô ở bên Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng. Cô sẽ hỗ trợ học phí suốt những năm sinh viên cho con', đó là cuộc gọi sau lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường ở Quảng Nam - Đà Nẵng cuối tháng 9 vừa qua.
1 tuần trước - 'Cô ở bên Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng. Cô sẽ hỗ trợ học phí suốt những năm sinh viên cho con', đó là cuộc gọi sau lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường ở Quảng Nam - Đà Nẵng cuối tháng 9 vừa qua.
Xem tin bài khác
12 phút trước - Đa phần các câu chuyện bạo hành gia đình, nạn nhân là phụ nữ, còn cánh mày râu bị 'ăn hiếp' thì ít nghe nhắc tới. Nhưng thực tế, nửa kia cũng phải đối diện với tình trạng bạo lực gia đình.
1 giờ trước - Sở hữu nghề lạ, 9X ở Long An khiến khách nước ngoài liên tục chốt đơn sản phẩm, nhiều người mua về chỉ dám bỏ trong lồng kính để ngắm.
2 giờ trước - "Thắp sáng niềm tin" mang đến hy vọng cho phạm nhân Trại giam Kim Sơn. Với quà tặng thiết thực và hướng nghiệp sau tù, chương trình khuyến khích phạm nhân phấn đấu trở thành công dân tốt sau khi tái hòa nhập.
2 giờ trước - Nữ DJ người Ukraine không ngại bày tỏ niềm yêu thích với thức uống đặc trưng của cánh mày râu ở Việt Nam.
3 giờ trước - Sau gần 15 năm kể từ khi đăng quang danh hiệu Siêu mẫu VN vào năm 2010, Phạm Thị Ngọc Thạch gần như không xuất hiện đáng kể ở các sự kiện liên quan giới giải trí, mà dần chuyển qua hoạt động kinh doanh với dự án khởi nghiệp về nông nghiệp...