ttth247.com

Cơ cấu lương ngành y như các ngành khác là bất hợp lý

Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Phan Châu Trinh, Phó chủ tịch thường trực Hội Hành nghề y tế tư nhân TP.HCM, nhận định nghề y, đặc biệt bác sĩ, là một công việc lao động phức tạp, vì thế nếu cơ cấu lương cho ngành y như các ngành khác thì bất hợp lý.

Bác sĩ Tùng phân tích: "Nghề y liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, công việc gặp rất nhiều rủi ro. Các bác sĩ khi đi học đã phải học gấp đôi thời gian người khác, học phícàng ngày càng cao do chi phí cho đào tạo nghề này lớn, cần có hạ tầng cơ sở, bệnh viện thực hành, trung tâm mô phỏng… Ra trường đi làm thì tiếp xúc với môi trường bệnh tật, phải trực đêm thường xuyên, áp lực về việc chữa bệnh… Nghề bác sĩ và ngành y nói chung rất cần được trả một mức lương tương xứng. Thế nhưng cơ cấu lương của nước ta đang bị sai do nhìn nhận sai về tính chất của lao động, do đó hệ số lương của người mới tốt nghiệp quá thấp, ngang với các lao động thông thường".

Theo bác sĩ Tùng, tại Mỹ, học phí của sinh viên ngành y khoa khoảng 70.000 - 80.000 USD/năm (tương đương 1,8 - 2 tỉ đồng/năm), tuy nhiên mức lương của bác sĩ nội trú là 100.000 - 150.000 USD/năm (tương đương 2,5 - 3,7 tỉ đồng/năm). Trong khi đó tại VN, học phí ngành y thấp nhất là 30 triệu đồng/năm, cao nhất là 180 triệu đồng/năm, nhưng khi tốt nghiệp đi làm, mức lương cơ bản ban đầu ở các cơ sở y tế công lập chỉ khoảng 42 triệu đồng/năm. Phụ cấp hay tiền trực đêm thêm cũng không nhiều.

Cơ cấu lương ngành y như các ngành khác là bất hợp lý- Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM chuẩn bị buổi thực tập trong bệnh viện

Bác sĩ Võ Văn Tiến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP.HCM, cũng khẳng định y bác sĩ là nghề lao động phức tạp do tính chất nặng nhọc thậm chí độc hại, thời gian học tập dài, vất vả và chi phí cao, nhà nước nên có cách tính lương khác biệt so với đa số ngành nghề khác. "Khi tâm trí phải lo nghĩ nhiều về thu nhập thì sẽ không thể toàn tâm toàn ý cho chuyên môn", bác sĩ Tiến nhận định.

Một hệ lụy khác, theo bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng là: "Do lương quá thấp, không ít bác sĩ muốn tăng thu nhập bằng cách ép bệnh nhân, kê thuốc bậy hoặc một số cách tiêu cực khác vô cùng nguy hiểm đến tính mạng".

Bác sĩ Huỳnh Lê Thái Bão (công tác tại một trường ĐH tại TP.Đà Nẵng) nêu quan điểm: "Để trở thành một bác sĩ, phải trải qua rất nhiều khó khăn vất vả từ lúc học cho tới lúc ra trường, khám chữa bệnh. Chưa kể có những tình huống rất nguy hiểm như bị người nhà bệnh nhân hành hung. Do đó, tôi mong có sự thay đổi về lương, đãi ngộ và phụ cấp cho những người làm trong ngành y, để họ có thu nhập tương xứng với đóng góp của họ".

"Ngành nào cũng vất vả và mong muốn có mức lương tốt, tuy nhiên ngành y khác biệt hơn, vì thế mong nhà nước quan tâm hơn đến thu nhập của ngành y. Các y bác sĩ phải đủ sống trước đã mới có thể có tâm, có sức để chữa bệnh cho người khác", bác sĩ Tiến chia sẻ.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ngày càng nhiều học sinh ôn luyện các bài thi như SAT, đánh giá năng lực ngay từ bậc THCS để "chắc suất" vào ĐH tốp đầu, trong bối cảnh nhiều trường chọn dùng kết quả này để tuyển sinh trong các năm qua.
2 tuần trước - Năm 2024, Trường ĐH Y dược - ĐH Huế có tổng số 1.213 sinh viên năm cuối tốt nghiệp nhưng số lượng nhu cầu tuyển dụng việc làm được gửi về trường lên đến 2.063 vị trí.
1 tháng trước - Việc xây dựng con đường sự nghiệp sớm giúp người trẻ tiếp cận nền tảng giáo dục phù hợp, tích lũy kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết.
2 tuần trước - Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/10 cho ý kiến về Dự thảo Luật nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề xuất chính sách miễn học phí đối với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Nếu chính sách có...
2 tuần trước - Nhiều nhà giáo dục đề xuất nếu có ưu đãi nên dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế hơn trong xã hội.
Xem tin bài khác
19 phút trước - Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng đối mặt với giai đoạn này của con nếu biết thay đổi bản thân mình trước hết cho phù hợp với tâm lý của trẻ.
1 giờ trước - Em định đăng ký ngành Ngôn ngữ Anh nhưng nhiều người nói ngôn ngữ chỉ là công cụ, nên chọn nghề khác.
1 giờ trước - Hơn 10.000 nhà báo Việt Nam tham gia các khóa học của Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO), từ năm 1997 đến 2013.
3 giờ trước - Hàng loạt trường ở Nghệ An, Hà Tĩnh, TP HCM, Hà Nội, Tuyên Quang yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo đến lớp.
4 giờ trước - Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên đã hoạt động trở lại sau 4 ngày bất ngờ biến mất.