ttth247.com

Có nên tiêm vaccine trong khi chăm sóc trẻ mắc sởi?

Con tôi mắc sởi, tôi là người trực tiếp chăm sóc cháu. Ngoài ra gia đình còn có bố tôi 70 tuổi, chưa tiêm phòng sởi. Tôi và bố có nên tiêm chủng không? (Nhân Nghĩa, 33 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Chúng tôi chưa có thông tin về tiền sử tiêm chủng của bạn như từng mắc sởi chưa, tình trạng sức khỏe hiện nay ra sao, vì vậy chưa thể tư vấn cụ thể. Trường hợp đã tiêm đủ hai mũi thì hiệu quả phòng bệnh lên đến 98%. Còn nếu bạn từng mắc bệnh sởi lúc nhỏ thì đã có miễn dịch với sởi. Nghĩa là, nếu thuộc hai trường hợp này, bạn không cần tiêm nữa.

Ngược lại, nếu bạn chưa tiêm phòng vaccine hoặc chưa ghi nhận từng mắc bệnh, khả năng mắc sởi rất cao. Sởi là bệnh truyền nhiễm có mức độ lây nhiễm hàng đầu, một người mắc có thể lây sang 12-18 người. Bạn nên cách ly cùng với bé, hạn chế tiếp xúc người trong gia đình, vệ sinh nơi ở và dinh dưỡng hợp lý. Trong thời gian này, chúng tôi chưa khuyến cáo bạn tiêm vaccine.

Nếu sau khi cách ly cùng bé và tự theo dõi triệu chứng từ 7-14 ngày, bạn không có dấu hiệu nhiễm sởi thì có thể thực hiện tiêm phòng. Phác đồ là hai mũi vaccine cách nhau một tháng.

Đối với bố của bạn đã 70 tuổi, bác cần thực hiện các bước trên, theo dõi và tự phòng tránh bệnh sởi. Thời gian tới bác có thể tiêm chủng nếu chưa nhiễm sởi trong đợt này.

Người lớn tiêm vaccine phòng sởi tại VNVC. Ảnh: Minh Hằng

Người lớn tiêm vaccine phòng sởi tại VNVC. Ảnh: Minh Hằng

Sởi là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp. Người lớn có thể nhiễm sởi, nguy cơ gặp biến chứng tăng dần theo độ tuổi do hệ miễn dịch suy yếu. Biểu hiện bệnh gồm đau cơ, chán ăn, nổi ban 3-4 ngày. Một số trường hợp bị sốt, đau đầu sau khi hết ban, thay đổi về ý thức, lú lẫn, có thể đã gặp biến chứng viêm não, viêm tủy do sởi.

Vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Hiện Việt Nam có ba loại: mũi sởi đơn, loại phòng sởi - rubella và sởi - quai bị - rubella. Hiệu quả của vaccine sởi lên đến 98% khi tiêm đủ ít nhất hai mũi.

Người lớn chưa tiêm hoặc không nhớ lịch sử chủng ngừa, cần tiêm hai mũi vaccine. Ngoài ra, người lớn cần kết hợp nhiều biện pháp phòng bệnh như: đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc bệnh viện, rửa tay bằng xà phòng, giữ nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên khử trùng các bề mặt chung như tay nắm cửa, bàn ăn...

Bác sĩ Huỳnh Trần An Khương
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Thời tiết vào đông, chuyển từ nóng sang lạnh và mưa nhiều hơn vào cuối năm khiến tác nhân gây cúm, viêm phế quản, viêm phổi... phát triển mạnh, gây bệnh cho trẻ nhỏ.
1 tháng trước - 1.156 trẻ mầm non và tiểu học được tiêm vaccine phòng sởi trong ngày đầu tiên khởi động chiến dịch tiêm tại trường học ở TP HCM.
1 tháng trước - Môi trường ô nhiễm, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ tái phát viêm phổi nhiều lần, ảnh hưởng đến phát triển thể chất.
1 tuần trước - Số bệnh nhân sởi tại 19 tỉnh thành phía Nam đang tăng nhanh, chủ yếu trẻ 1-10 tuổi, song xuất hiện ổ dịch ở người lớn trong nhà máy.
1 tuần trước - Con tôi 5 tuổi bị chuột cắn vào chân chảy máu, có cần tiêm vaccine uốn ván không? (Hoài Thương, 27 tuổi, ở Tiền Giang)
Xem tin bài khác
26 phút trước - Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.
32 phút trước - Trái tim được hiến tặng đã được cảnh sát giao thông Hà Nội cùng các nhân viên y tế vận chuyển nhanh chóng, an toàn từ Bệnh viện Bạch Mai tới sân bay Nội Bài.
1 giờ trước - Nam công nhân 36 tuổi ở Hà Nam đột ngột hôn mê, chết não do đột quỵ. Trái tim, thận và gan của anh đã được hiến tặng 4 người bệnh nguy kịch.
1 giờ trước - TP HCM- Cắt cơ vòng dưới thực quản qua ngả miệng (POEM) có thể điều trị khỏi bệnh co thắt tâm vị, giúp thức ăn từ thực quản đi xuống dạ dày bình thường.
1 giờ trước - Người trên 50 tuổi, suy giảm miễn dịch, gặp căng thẳng trong cuộc sống có nguy cơ mắc zona thần kinh.