ttth247.com

Phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh

Thời tiết vào đông, chuyển từ nóng sang lạnh và mưa nhiều hơn vào cuối năm khiến tác nhân gây cúm, viêm phế quản, viêm phổi... phát triển mạnh, gây bệnh cho trẻ nhỏ.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết như trên trong bối cảnh thời tiết chuyển mùa thu đông tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, tấn công đường hô hấp. Bệnh viện Nhi đồng 2 hôm 13/10 ghi nhận số khám và nhập viện do các bệnh hô hấp tăng 20-25% so với cùng kỳ tháng trước.

Còn Bệnh viện Nhi đồng 1 ghi nhận số lượng bệnh nhi mắc bệnh hô hấp tương đương cùng kỳ 2023, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) trung bình mỗi tuần ghi nhận khoảng 17.000 ca bệnh viêm hô hấp cấp tính, dao động theo mùa, cao nhất vào tháng 10-12, trẻ em chiếm khoảng 60% tổng ca mắc. Tác nhân gây bệnh chủ yếu gồm: Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus Adeno, cúm mùa...

Theo bác sĩ Chính, trẻ em, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non yếu, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi ở nơi đông người, lượng virus, vi khuẩn tăng lên, trẻ có thể hít phải mầm bệnh hoặc không khí có chứa các giọt bắn do người bệnh ho, hắt hơi.

Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào các tế bào của đường hô hấp, sẽ kích hoạt tình trạng viêm và sản xuất chất nhầy, gây ra nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa họng, ho... Thông thường, tình trạng kéo dài 5-7 ngày. Nếu không được chăm sóc, theo dõi và điều trị đúng, bệnh có thể tiến triển nặng, biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp... Nhóm nguy cơ gặp biến chứng nặng gồm trẻ dưới 2 tuổi, có bệnh lý bẩm sinh, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch.

Em bé tiêm vaccine phòng bệnh tại VNVC. Ảnh: Đỗ Nhung

Em bé tiêm vaccine phòng bệnh tại VNVC. Ảnh: Đỗ Nhung

Bác sĩ Chính cho biết tình trạng trẻ mắc bệnh hô hấp tăng khi giao mùa diễn ra hàng năm. Tuy nhiên, khi trẻ ốm, gia đình sẽ gặp nhiều phiền toái như phải nghỉ làm để chăm sóc con, mệt mỏi khi chăm sóc trẻ ốm và cáu kỉnh, khó chịu, bỏ ăn...

Để phòng bệnh cho con, gia đình nên áp dụng các biện pháp như tăng sức khỏe thể chất nói chung bằng cách bổ sung đủ dinh dưỡng, khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, vệ sinh cá nhân tốt. Trẻ nên tập các thói quen rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, mang khẩu trang khi đến nơi đông người...

Trẻ nên được tiêm chủng đầy đủ, giúp phòng các bệnh đã có vaccine như cúm, sởi, thủy đậu, viêm màng não do não mô cầu... Hiện Việt Nam có nhiều loại vaccine đơn và phối hợp có thành phần phòng ngừa bệnh hô hấp cho trẻ như: vaccine 6 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan B - vi khuẩn Hib); phế cầu; cúm; loại phòng các nhóm não mô cầu A, B, C, Y , W-135. Mỗi loại có phác đồ cơ bản và nhắc lại, cần tuân thủ đầy đủ để đảm bảo hiệu quả miễn dịch.

Nếu có triệu chứng thở khò khè, thở nhanh, thở rít, gia đình đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Cha mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc, lạm dụng kháng sinh trong việc điều trị triệu chứng bệnh đường hô hấp nhằm tránh dẫn đến tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn.

HCDC khuyến cáo các cơ sở giáo dục, trườnguyền học, nhà trẻ, mẫu giáo cần thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng lớp học. Nhà trường theo dõi chặt sức khỏe học sinh, phát hiện sớm trường hợp có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi, để thông báo kịp thời cho cơ sở y tế. Phụ huynh không nên quá lo lắng, cần tuân thủ biện pháp phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và gia đình.

Diệu Thuần

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - TP HCM- Bé Diệp, 3 tháng tuổi, xuất viện hơn ba ngày đã chuyển nặng, từ Tây Ninh đến nhập cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 vì viêm phổi.
1 tuần trước - Chiều 7-10, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, những ngày gần đây số ca bệnh hô hấp ở trẻ em trên địa bàn gia tăng. Tuy nhiên, đây là bệnh do các tác nhân siêu vi thông thường gây ra như Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV), Adeno, cúm mùa...
1 tuần trước - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TP.HCM), các bệnh truyền nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng tăng. Tại các bệnh viện nhi đồng, nhiều trẻ mắc bệnh truyền nhiễm phải nhập viện điều trị, có trẻ gặp biến chứng.
1 tháng trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
1 tháng trước - Phụ huynh chuẩn bị đồ dùng cần thiết, mang theo thuốc dự phòng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, chú ý dinh dưỡng để trẻ có chuyến du lịch an toàn.
Xem tin bài khác
51 phút trước - Chuyên gia Rhian Stephenson, Viện Dinh dưỡng Anh ARTAH, khuyên nên ăn sáng sau bữa tối 12 tiếng để hệ tiêu hóa ổn định, tăng cường sức khỏe.
1 giờ trước - 'Tôi nghe nói ăn phao câu, da gà không tốt cho sức khỏe, có đúng không ạ? Nhân đây cho tôi hỏi những bộ phận nào của gà khi ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe? Xin cảm ơn'. (T.Đạm, ở TP.HCM).
4 giờ trước - Nam sinh đột ngột mất ý thức, ngã đập mặt vào vật cứng gây ngừng tim, hôn mê từng có tiền sử bị ngất 1 lần cách đây 7 năm.
5 giờ trước - Bệnh giang mai rất dễ lây lan, chủ yếu qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, mắt, tim và các cơ quan khác.
5 giờ trước - 'Khi lớn tuổi, tuyến tụy trở nên kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất và tiết insulin, vì vậy người từ 50 tuổi có thể mất nhiều thời gian hơn để đường huyết trở lại bình thường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội...