ttth247.com

Nhiều bệnh truyền nhiễm vào mùa gây bệnh trẻ nhỏ

Chỉ riêng tuần qua (30-9 đến 6-10), bệnh sởi tăng 60%, tay chân miệng tăng 23,4%, sốt xuất huyết tăng 19,3% so với trung bình 1 tháng trước đó.

Trẻ nhập viện điều trị do lây lan khi đi học

Ghi nhận tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) ngày 9-10, các bác sĩ tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ mắc các bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi nặng phải nhập viện.

Theo thống kê của bệnh viện, trong các tháng trẻ quay lại trường 8 và 9, bệnh viện tiếp nhận từ 700 - 800 ca tay chân miệng, trong đó trẻ nhập viện từ 5 - 6%.

Chị N.T. (Bình Phước) cho biết gia đình có hai bé gồm 3 tuổi và bé 1 tuổi. Sau khi gửi bé gái 3 tuổi đến nhà trẻ được vài tuần thì trẻ bắt đầu có các dấu hiệu nổi ban trên người, sốt.

Tiếp đến, bé thứ hai 1 tuổi sống cùng nhà mặc dù chưa đi học nhưng cũng có các dấu hiệu tương tự nhưng nặng hơn.

"Con tôi bắt đầu nổi ban trên người cũng chưa biết bệnh gì. Vài ngày sau xuất hiện triệu chứng sốt cao, co giật nên gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh để thăm khám.

Tuy nhiên tình trạng co giật vẫn không hết, được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 điều trị. May mắn đến nay bé vẫn còn sốt nhưng đã hết co giật, nhẹ hơn", chị T. cho hay.

Cũng theo chị T., trong lớp bé lớn đi học rất nhiều bạn học cũng xuất hiện các triệu chứng tương tự, do vậy có thể nguy cơ lây lan trong lớp học là nhiều.

Tương tự, chị H.K. (40 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM) cũng cho biết con nhỏ xuất hiện các triệu chứng phát ban trên người, gãi ngứa, quấy khóc nhưng chỉ nghĩ trẻ bị bệnh ngoài da nên chưa đưa đi khám.

Khoảng 4 ngày sau, trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt cao liên tục không hạ, đến bệnh viện kiểm tra thì trẻ đã nặng phải nhập viện điều trị.

"May mắn bé đã đỡ, thấy phát ban nhưng gia đình không biết con bị tay chân miệng", chị K. cho hay.

Phụ huynh đừng lơ là

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu, phó khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết trong năm sẽ có hai thời điểm đỉnh dịch của tay chân miệng bao gồm tháng 4, 5 và tháng 9, 10.

Do đặc trưng của bệnh tay chân miệng có diễn tiến nhanh nên phụ huynh cần phải cảnh giác. Bệnh viện cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho y bác sĩ.

Ngoài ra, sởi có tốc độ lây lan nhanh, dễ có biến chứng nặng như viêm loét giác mạc, viêm tai giữa, thậm chí nguy cơ tử vong.

Bà Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cho hay các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tại TP đang tăng theo mùa gây bệnh.

Có nhiều nguyên nhân khiến các bệnh truyền nhiễm ở trẻ bắt đầu tăng, trong đó có việc trẻ quay lại trường học, thời tiết chuyển mùa. Phụ huynh cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.

Bác sĩ Lưu khuyến cáo thêm mùa trẻ tựu trường phụ huynh đặc biệt chú ý khi trẻ tập trung ở những nơi đông đúc phải phòng ngừa bệnh cho trẻ vì sẽ tăng nguy cơ lây lan bệnh.

Với bệnh tay chân miệng, phụ huynh lưu ý phòng ngừa ăn sạch, uống sạch, chơi sạch, nhất là vệ sinh tay cho trẻ. Cả bản thân người lớn chăm sóc trẻ cũng phải lưu ý đồ chơi, vật dụng của trẻ phải vệ sinh thường xuyên.

Cẩn trọng bệnh hô hấp, ngành y tế khuyến cáo người dân, các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp: đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học. Tăng cường theo dõi sức khỏe của trẻ. Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt. Tiêm chủng đầy đủ.

Ngoài ra, phụ huynh cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin sởi để tạo miễn dịch nếu mắc bệnh sẽ nhẹ hơn. Đồng thời tiêm vắc xin sởi góp phần tạo miễn dịch cộng đồng, bảo vệ trẻ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Mưa lớn gây ngập lụt đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm gây các bệnh truyền nhiễm cho mắt, trong đó viêm kết mạc (mắt đỏ) có thể thành dịch.
1 tháng trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
3 tuần trước - Bệnh cúm xu hướng gây nhiều ca nhiễm trong mùa mưa lạnh, ẩm ướt, có thể biến chứng nặng ở trẻ béo phì kèm theo bệnh nền.
2 tuần trước - Mùa mưa khiến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản có điều kiện phát triển, sinh sôi, gây bệnh.
1 tháng trước - Mưa bão khiến tác nhân gây cúm, sốt xuất huyết, thương hàn phát triển mạnh và gây bệnh, có thể phòng ngừa nhờ tiêm chủng vaccine kịp thời.
Xem tin bài khác
5 phút trước - Hạt chia rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm kết hợp với hạt chia đều tốt.
2 giờ trước - Lợi ích được biết đến nhiều nhất của cà phê là giúp tỉnh táo. Do đó, nhiều người thường uống cà phê sau khi thức dậy vào buổi sáng hay lúc mệt mỏi. Uống cà phê thường xuyên còn có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
3 giờ trước - TP HCM- Người phụ nữ 33 tuổi mang thai 26 tuần, bật bếp nấu ăn thì bình gas phát nổ gây bỏng lửa 95% cơ thể, tình trạng nguy kịch.
4 giờ trước - Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người con cả (con đầu lòng) và con một dễ bị trầm cảm hoặc rối loạn âu lo không rõ nguyên nhân.
4 giờ trước - Ho kèm chất nhầy, sốt cao, đau ngực, khó thở hay môi và móng tay xanh xao có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm phổi.