ttth247.com

Có phải ‘nhiều người trẻ gặp bế tắc lại suy nghĩ đến đăng ký học thạc sĩ’?

Nhũng người đã và đang học thạc sĩ nói gì...

Khi được người viết hỏi ý kiến về câu chuyện trên, Lê Thị Thu Vân (30 tuổi, đang làm việc tại Công ty EssilorLuxotica, Mỹ) đã có 2 bằng thạc sĩ là quản trị kinh doanh và quản lý chuỗi cung ứng, chia sẻ: "Theo mình, câu nói này xuất phát với hàm ý tiêu cực. Có thể họ nghĩ rằng còn đi học sẽ dễ dàng hơn ra đời đi làm. Với quan điểm của mình, việc học lên cao sẽ có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết. Đồng thời, giúp mình đưa ra những lựa chọn cho sự nghiệp và cuộc sống vững chắc hơn".

Có phải ‘nhiều người trẻ gặp bế tắc lại suy nghĩ đến đăng ký học thạc sĩ’?- Ảnh 1.

Lê Thị Thu Vân cảm thấy học thạc sĩ mở ra nhiều cơ hội

NVCC

Hà Thị Nguyệt (37 tuổi), giảng viên của Trường ĐH Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, đã có bằng thạc sĩgiáo dục học, chia sẻ: "Trong cuộc đời, đôi khi vào những thời điểm nhất định, chúng ta có thể bị mất mục tiêu sống, cảm thấy hoang mang, chông chênh. Điều này, buộc chúng ta phải đưa ra những quyết định có tính chất thay đổi hoàn cảnh và học là một sự trong nhiều sự lựa chọn đó".

Nguyệt bộc bạch: "Lúc học thạc sĩ là thời gian chông chênh của mình, lương cán bộ khi mới ra trường còn rất thấp, mọi thứ đều khó khăn. Lúc đó, mình chỉ nghĩ đi học là việc phải làm nên quyết tâm cao độ. Quan điểm của mình là cứ đi rồi sẽ tới và đầu tư cho bản thân sẽ có giá trị cao nhất".

Có phải ‘nhiều người trẻ gặp bế tắc lại suy nghĩ đến đăng ký học thạc sĩ’?- Ảnh 2.

Hà Thị Nguyệt, giảng viên của Trường ĐH Tân Trào

NVCC

Đồng quan điểm với Nguyệt, Trần Bá Thuần (26 tuổi), chuyên viên Trung tâm tuyển sinh của Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, đã có bằng thạc sĩquản trị kinh doanh, nói: "Trước khi học thạc sĩ, tôi không gặp bế tắc lớn nào mà chủ yếu là mong muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng cũng như tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Quyết định này được đưa ra sau khi tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng về mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, mỗi người có hoàn cảnh và lý do riêng nên việc học thạc sĩ có thể mang ý nghĩa khác nhau đối với từng cá nhân".

Còn Võ Chí Quyết (29 tuổi), giáo viên của Trường THCS Võ Trường Toản, ngụ tại H.Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã có bằng thạc sĩ lịch sử Việt Nam, chia sẻ: "Mình quyết định học thạc sĩ vì chuyên ngành lịch sử của mình có đặc trưng riêng, nếu muốn biết sâu rộng thì phải học thêm. Khi có bằng cấp cao, cơ hội tìm được công việc sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, mình học thạc sĩ không phải vì cuộc sống bấp bênh mà xuất phát từ đam mê. Đồng thời, thầy cô, bạn bè cũng khuyến khích mình đi học khi có thời gian", Chí Quyết nói thêm.

Có phải ‘nhiều người trẻ gặp bế tắc lại suy nghĩ đến đăng ký học thạc sĩ’?- Ảnh 3.

Lê Nhi, đang học thạc sĩ ngành toán tại University of Texas at Dallas

NVCC

Lê Nhi (23 tuổi), đang học thạc sĩ ngành toán tại University of Texas at Dallas, Mỹ, nói: "Mình học lên thạc sĩ vì không kiếm được việc làm ổn định sau khi đã tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân. Ngành mình thuộc mảng công nghệ và gần đây thị trường ngày càng tụt dốc, tỷ lệ thất nghiệp cao. Riêng ngành mình đòi hỏi ít nhất phải có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ mới có thể đảm bảo một công việc tốt".

Đang theo học thạc sĩ ngành tâm lý, Nguyễn Hoàng Anh Thư (25 tuổi), chuyên viên tại Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe tinh thần, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: "Mình cho rằng, việc học thạc sĩ hay không là lựa chọn mang tính cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét nó trong bối cảnh và điều kiện cụ thể, trên nhiều góc độ khác nhau về mục tiêu cá nhân, thời gian và khả năng tài chính. Nếu không, quyết định này có thể trở thành một bế tắc mới của chúng ta".

Có phải ‘nhiều người trẻ gặp bế tắc lại suy nghĩ đến đăng ký học thạc sĩ’?- Ảnh 4.

Nguyễn Hoàng Anh Thư, chuyên viên tại Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe tinh thần, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

Trên trang Theanh28 Entertaiment cũng có xuất hiện nhiều bình luận về vấn đề này. Người có nick Facebook là Dương Anh Vũ, bình luận: "Nếu bạn không chọn ngành phù hợp và học hành nghiêm túc... thì... sau khi có bằng thạc sĩ, bế tắc của bạn sẽ nhân đôi... vì sở hữu bằng thạc sĩ, không chắc lương bạn sẽ được tăng và cơ hội làm việc của bạn sẽ dồi dào hơn, dù bạn đã chi ra một mớ tiền và thời gian để lao đầu vào... đó là một sự thật khá là đau... "Bế tắc nên học thạc sĩ" nó giống như việc bạn dùng thuốc ngủ hay thuốc giảm đau thường xuyên... nó sẽ giúp bạn giải quyết tức thời các vấn đề của mình, nhưng hậu quả về lâu dài thì rất lớn... Vì thế, hãy học tập và nghiên cứu theo nhu cầu nghề nghiệp…". Nội dung này đã thu hút đến 573 lượt tương tác.

Thu nhập cũng ổn hơn, lộ trình thăng tiến rõ ràng…

Học thạc sĩ có thể sẽ mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp. Nhưng để có được thành quả, người học cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn. Cũng như phải xác định được mục tiêu ban đầu trước khi bắt đầu chương trình học tập.

Khi người viết hỏi về lý do quyết định học thạc sĩ, Thu Vân nói: "Đam mê lúc đầu của mình là quản trị kinh doanh hoặc khởi nghiệp. Trong quá trình học tập, mình được thầy cô và các anh chị đi trước khuyên nên học lên thạc sĩ về mảng quản trị kinh doanh ở Mỹ vì sẽ thêm nhiều cơ hội. Về sau, mình được tiếp xúc với quản lý chuỗi cung ứng và mình rất thích ngành này nên mình quyết định học ngay".

Có phải ‘nhiều người trẻ gặp bế tắc lại suy nghĩ đến đăng ký học thạc sĩ’?- Ảnh 5.

Trần Bá Thuần, chuyên viên Trung tâm tuyển sinh của Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

NVCC

Luôn có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước mọi quyết định, Trần Bá Thuần, chia sẻ: "Mình đã lên kế hoạch từ trước, xác định mục tiêu cần đạt được, chuẩn bị tài chính, thời gian và đầu ra trước khi học thạc sĩ. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ thì nhiều cơ hội đến với mình hơn, qua đó thu nhập cũng ổn hơn. Không những thế, mình còn có được lộ trình thăng tiến rõ ràng và được nhiều doanh nghiệp chú ý".

Trong khi đó, Võ Chí Quyết, nói: "Khi dạy hợp đồng, mình thấy chuyên môn chưa cao. Trong khi muốn dạy học sinh giỏi thì mình cần có kiến thức chuyên sâu hơn nữa. Xuất phát từ việc muốn nghiên cứu, dạy tốt và có thể hỗ trợ học sinh nên mình quyết định đi học thạc sĩ. Và khi có bằng thạc sĩ, mình được đảm trách các vấn đề chuyên môn như dạy ôn thi học sinh giỏi. Hiện tại, mình đã vào biên chế Nhà nước nên mức lương cao hơn trước đây. Mình rất hài lòng với kiến thức có được sau quá trình học thạc sĩ cũng như vị trí công việc đang đảm nhận".

Sau khi trải qua thời gian bế tắc, cầm trên tay tấm bằng thạc sĩ, Hà Thị Nguyệt đã có sự phát triển trong sự nghiệp. "Học thạc sĩ mang lại cho mình rất nhiều lợi ích, đó là được nâng cao năng lực tư duy, nghiên cứu, học thuật. Đồng thời, giúp mình tự tin hơn trong quá trình làm việc, mở rộng các mối quan hệ. Đặc biệt, học thạc sĩ còn giúp mình có những hướng đi mới, mục tiêu để chinh phục và thấy cuộc sống, công việc mang lại nhiều ý nghĩa hơn".

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - GS-TS Nguyễn Thiện Nhân, đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, vừa có đề xuất giảm giờ làm việc của người lao động (8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng...
1 tháng trước - Không ít phụ huynh gặp phải tình cảnh bị con mình không đồng ý lời mời kết bạn hoặc thậm chí là chặn luôn trên các nền tảng mạng xã hội. Nhiều câu chuyện "dở khóc dở cười" đã xảy ra và đa phần các phụ huynh đều không biết nguyên nhân vì...
1 tuần trước - Đọc tin khi TP HCM công bố dịch sởi, anh Trần Vũ (quận Tân Bình) cùng con trai lớn đến VNVC tiêm vaccine để tránh mắc bệnh rồi lây cho con nhỏ 7 tháng tuổi.
1 tháng trước - Đến bây giờ mong mỏi lớn nhất của Quế Trâm là một cuộc sống bình thường nhưng cô biết đó là điều quá khó với một người từng làm "sugar baby".
1 tháng trước - Đến bây giờ mong mỏi lớn nhất của Quế Trâm là một cuộc sống bình thường nhưng cô biết đó là điều quá khó với một người từng làm "sugar baby".
Xem tin bài khác
7 giờ trước - Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.
8 giờ trước - Sau 1 thời gian nhá hàng bằng đoạn video ngắn, Mai Dora đã thả xích loạt ảnh diện bikini cực nóng bỏng.
9 giờ trước - Ngày 19-9, Trường đại học Nam Cần Thơ trao tặng cho đại diện báo Tuổi Trẻ số tiền của đoàn viên thanh niên nhà trường, đóng góp cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng của bão số 3.
9 giờ trước - Chiều 19.9, nhiều người ở TP.HCM vất vả di chuyển, lội nước qua đoạn đường ngập do triều cường. Nhiều người đã quá quen với cảnh này, các chủ quán hai bên đường bị ngập thở dài vì ế khách.
10 giờ trước - Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo là một nghĩa cử đầy cao đẹp của đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.