ttth247.com

Nhiều người lớn chủ động tiêm vaccine ngừa sởi

Đọc tin khi TP HCM công bố dịch sởi, anh Trần Vũ (quận Tân Bình) cùng con trai lớn đến VNVC tiêm vaccine để tránh mắc bệnh rồi lây cho con nhỏ 7 tháng tuổi.

"Anh trai của bé học mẫu giáo, cả ngày sinh hoạt chung với các bạn nên rất dễ mắc bệnh, mỗi khi về nhà lại thường ôm và hôn hít em", anh Vũ nói. Mặt khác, công việc của anh phải gặp gỡ nhiều người, trong bối cảnh thành phố có dịch nên anh chủ động tiêm chủng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Giống với anh Vũ, chị Phương Hiền (31 tuổi, quận Tân Bình) đến VNVC Phú Nhuận để tiêm vaccine phòng sởi - quai bị - rubella ngay khi TP HCM công bố dịch sởi. Chị đang có kế hoạch mang bầu trong cuối năm nên muốn tiêm vaccine để bảo vệ cả mẹ lẫn con những tháng đầu đời. Chị cho biết chỉ tiêm ngừa sởi lúc nhỏ, nay mới tiêm nhắc khi bệnh lan rộng ở nhiều quận, huyện.

Người lớn đến VNVC Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận) tiêm ngừa sởi. Ảnh: Xuân Ngọc

Người lớn đến VNVC Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận) tiêm ngừa sởi. Ảnh: Xuân Ngọc

Bác sĩ chuyên khoa 1 Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết hệ thống ghi nhận lượt tiêm ngừa vaccine sởi tăng cao ở cả trẻ em, người lớn, người có bệnh nền, phụ nữ trước mang thai, so với trước dịch. Trong gần 200 trung tâm tiêm chủng của hệ thống, tỷ lệ đặc biệt tăng cao nhất tại các trung tâm tiêm chủng ở khu vực TP HCM và nhiều tỉnh, thành phía Nam.

Trong số này, nhiều sản phụ chưa tiêm đủ mũi trước khi mang thai đã trở lại tiêm bổ sung sau khi sinh con để đảm bảo miễn dịch cho mẹ và con. Bên cạnh đó, nhiều người cao tuổi, có bệnh nền cũng tiêm bổ sung vaccine sởi để tăng phòng bệnh.

Như bà Thanh Hoa, 64 tuổi ở Thủ Đức mắc bệnh nền đái tháo đường nên được bác sĩ khuyên tiêm vaccine cúm hàng năm, nay thêm khuyến cáo tiêm vaccine sởi. "Tôi đồng ý tiêm theo tư vấn của bác sĩ để tránh mắc bệnh, lây cho cháu nhỏ chưa đủ tuổi chủng ngừa", bà Hoa nói.

Bác sĩ Chính cho biết việc người lớn tăng tiêm vaccine sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng dịch lây lan trong cộng đồng. Điều này cũng góp phần bảo vệ các đối tượng không tiêm chủng được, như trẻ em dưới 9 tháng, phụ nữ mang thai, người đang điều trị các bệnh lý ung thư, lao.

Bác sĩ đánh giá, người lớn có thể là nguồn lây sởi cho các đối tượng khác. Sởi ở người lớn thường không có các biểu hiện rõ rệt như ở trẻ em, dễ gây nhầm lẫn với viêm đường hô hấp, sốt siêu vi thông thường. Vì thế, nhiều người vẫn đi học, đi làm rồi vô tình trở thành nguồn lây lan trong cộng đồng. Việc trẻ nhỏ được tiêm chủng vaccine khiến bệnh dịch chuyển sang những đối tượng lớn hơn như trẻ lớn, người lớn. Báo cáo gần đây của Sở Y tế TP HCM cho thấy sởi đang có xu hướng chuyển dịch sang những trẻ trên 5 tuổi, nguyên nhân do trẻ thiếu các mũi tiêm nhắc hoặc không tiêm. Đến cuối tháng 8, số mắc sởi tại thành phố là gần 400. Trong số các ca nghi sởi, có 74% bệnh nhân dưới 5 tuổi, 26% trên 5 tuổi.

Người lớn mắc sởi vẫn có thể gặp phải những biến chứng, trong đó có cả nguy cơ biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Sau khi mắc sởi, người bệnh có thể suy giảm miễn dịch, bội nhiễm thêm nhiều tác nhân vi khuẩn khác hoặc trầm trọng thêm các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn... Các số liệu của ngành y tế cho thấy, khoảng 40% người mắc virus sởi gặp biến chứng.

Sởi lây lan mạnh, ước tính có đến 90-100% người chưa có miễn dịch tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ bị lây. Trên cả nước, từ đầu năm đến nay, Cục Y tế Dự phòng ghi nhận 2.421 trường hợp nghi mắc sởi, trong đó có 2.143 trường hợp chưa tiêm chủng, xét nghiệm 954 trường hợp dương tính.

Để ngừa bệnh, bác sĩ Chính nhấn mạnh tiêm vaccine phòng sởi là cần thiết cho cả trẻ em và người lớn. Mỗi người cần tiêm ít nhất hai mũi vaccine để đạt hiệu quả phòng bệnh lên đến 98%.

Việt Nam có vaccine phòng sởi loại đơn và loại phối hợp gồm sởi - rubella và sởi - quai bị - rubella, tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Đối với người lớn chưa tiêm hoặc không nhớ lịch sử tiêm chủng trước đó cần tiêm đủ ít nhất hai mũi vaccine, phác đồ cách nhau một tháng.

Vaccine sởi không được chỉ định cho phụ nữ mang thai do được bào chế từ virus sống đã giảm động lực. Phụ nữ cần hoàn thành hai mũi vaccine trước khi mang thai ba tháng. Việc tiêm chủng sẽ giúp người mẹ có miễn dịch với bệnh, truyền kháng thể bảo vệ con trong những tháng đầu đời.

Bên cạnh việc tiêm chủng, mọi người cần tránh tiếp xúc với người bệnh, vệ sinh sạch sẽ tay, mắt, mũi, miệng và môi trường sống xung quanh. Trường hợp có dấu hiệu sốt cao kèm phát ban, chảy nước mũi, đau họng, nghi mắc sởi cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và cách ly kịp thời.

Xuân Ngọc

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Hình ảnh phụ huynh trắng đêm chen lấn nhằm nhận một suất tiêm chủng dịch vụ cho con trở thành động lực để trung tâm tiêm chủng VNVC đầu tiên thành lập 8 năm trước.
1 tháng trước - Nhiều gia đình đưa con đến trung tâm VNVC tiêm vaccine sởi sớm hơn lịch hẹn hoặc khi bé chưa đủ 9 tháng tuổi, do lo ngại bệnh sởi lây lan mạnh.
2 tuần trước - Mỹ- Nhiều nhân viên Gen Z không ngại xin nghỉ phép dài hạn dù mới đi làm bởi ưu tiên sức khỏe và cân bằng cuộc sống.
3 tuần trước - Sau khi tan học, Nila và Arion sẽ tự nấu đồ ăn, học bài hoặc chơi piano trước khi phân công nhau làm việc nhà.
1 tháng trước - Gia đình anh Trần Văn Tuấn (ngụ TP.Thuận An, Bình Dương) hơn 1 tháng nay mỗi ngày chi khoảng 10 triệu đồng, nấu 600 suất cơm 0 đồng cả chay lẫn mặn đãi người lao động nghèo. Trước đó, họ đầu tư gần 1 tỉ đồng sửa sang nhà, mua sắm vật dụng...
Xem tin bài khác
27 phút trước - Chi tiêu không ghi chép, mỗi ngày đều uống một ly trà sữa... là các thói quen tiêu xài khiến bạn bị rỗng ví nhanh chóng.
33 phút trước - Phùng Khánh Duyên, sinh viên ngành thiết kế thời trang của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, vừa trở thành thủ khoa đồ án tốt nghiệp, lấy ý tưởng từ cánh đồng muối ở tỉnh Ninh Thuận.
1 giờ trước - TRUNG QUỐC - Người đàn ông dũng cảm cầm chiếc muôi lớn, chạy ra phố cứu cô gái đang bị tấn công giữa đường.
1 giờ trước - Tin tức Khủng hoảng kẹt xe ở TP.HCM; Sôi động mùa phim Việt cuối năm; Dự báo chính sách đối ngoại của Mỹ nếu ông Trump tái đắc cử... là các thông tin nổi bật bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 20.9.2024.
9 giờ trước - Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.