ttth247.com

Coca-Cola tái khởi động chương trình ‘Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối’

Nỗ lực phát triển bền vững ở nhiều lĩnh vực

Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có 27% được tái chế. Chai nhựa sau khi sử dụng, nếu không được xử lý đúng cách sẽ trở thành rác thải, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nếu được thu gom và tái chế đúng cách, chai nhựa có thể được "tái sinh" nhiều lần với vòng đời mới, mang lại giá trị cho nền kinh tế và môi trường.

Tái sinh chai nhựa mang lại nhiều lợi ích như: góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường; tiết kiệm nguồn tài nguyên; giảm thiểu lượng khí thải nhà kính; thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn theo sự khuyến khích của Chính phủ. Với cam kết duy trì các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, Coca-Cola luôn tập trung nỗ lực phát triển bền vững ở các lĩnh vực: Bao bì, quản lý nước, ứng phó biến đổi khí hậu và hỗ trợ cộng đồng. Tại Việt Nam, năm 2022, Coca-Cola đã ra mắt sản phẩm chai 300ml làm từ 100% nhựa tái chế rPET (trừ nắp và nhãn chai), giảm sử dụng ước tính 2.000 tấn nhựa nguyên sinh hằng năm.

Coca-Cola đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu gom và tái chế tương đương 100% số lượng chai và lon mà công ty đã bán ra, và dùng 50% vật liệu tái chế cho bao bì sản phẩm

Coca-Cola đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu gom và tái chế tương đương 100% số lượng chai và lon mà công ty đã bán ra, và dùng 50% vật liệu tái chế cho bao bì sản phẩm

Trong lần kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam, Coca-Cola chính thức tái khởi động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm thứ hai, hướng đến mục tiêu "Vì một thế giới không rác thải".

Thúc đẩy hình thành thói quen thu gom, tái chế

Triển khai chương trình, Coca-Cola lần đầu hợp tác với BOTOL để lắp đặt các máy thu gom chai và lon tại các khu dân cư như M-One Nam Sài Gòn, The Park Residence, D1 Phú Lợi, Golden Mansion và các trường đại học như ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Công Thương TP.HCM, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc Gia TP.HCM, ĐH Ngân hàng TP.HCM và ĐH Gia Định.

Đây là năm thứ hai Coca-Cola Việt Nam thực hiện chương trình thu gom và tái chế

Đây là năm thứ hai Coca-Cola Việt Nam thực hiện chương trình thu gom và tái chế

Từ ngày 19.8.2024 đến 13.10.2024, người dân TP.HCM có thể tham gia chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" với cách thức vô cùng đơn giản. Người chơi chỉ cần bỏ chai nhựa hoặc lon rỗng vào máy để tích chai. Sau đó, người chơi đăng ký thông tin cá nhân qua ứng dụng Zalo để tham gia chương trình và quy đổi số chai thành các phần thưởng hấp dẫn như tiền trong ví điện tử ZaloPay hay voucher Urbox. Bên cạnh đó, chương trình cũng trao nhiều giải thưởng hàng tuần và giải chung cuộc cho những người chơi có thành tích thu gom chai và lon cao nhất.

Người tiêu dùng tại TP.HCM cũng có thể cùng Coca-Cola tham gia chương trình thông qua ứng dụng thu gom ve chai công nghệ VECA trên điện thoại thông minh. Sử dụng ứng dụng VECA, người dùng có thể đặt lịch theo thời gian và địa điểm thuận tiện nhằm kết nối trực tiếp với các bên thu gom để bán các chai nhựa và lon đã qua sử dụng, đồng thời tích chai và lon để đổi những phần quà hấp dẫn.

Chương trình đã truyền cảm hứng cho người dân thu gom và tái chế chai nhựa

Chương trình đã truyền cảm hứng cho người dân thu gom và tái chế chai nhựa

Trong chương trình lần này của Coca-Cola, người tiêu dùng sẽ cho các chai nhựa, lon rỗng vào máy BOTOL, máy sẽ nghiền thành nhiều mảnh nhựa và phân loại riêng biệt. Những mảnh chai nhựa sau khi thu gom sẽ được chuyển đến cơ sở tái chế của Duy Tân, nơi chúng trải qua quá trình xử lý kỹ lưỡng. Tại đây, các mảnh chai nhựa được làm sạch, nghiền nhỏ hơn và chế biến thành các hạt nhựa PET tái chế và sau đó được định hình thành phôi chai. Từ quy trình xử lý, chai nhựa tái chế được tạo ra, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn bao bì thực phẩm cho một vòng đời mới.

Coca-Cola tin rằng mỗi hành động của chúng ta dù nhỏ đều có thể tạo nên sự thay đổi thiết thực. Thông qua chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối", chúng tôi khuyến khích người tiêu dùng xây dựng thói quen thu gom và tái chế, qua đó cùng Coca-Cola chung tay 'Vì một thế giới không rác thải'.

Với những nỗ lực không ngừng trong việc thúc đẩy thu gom, tái chế và nâng cao nhận thức cộng đồng để giảm thiểu rác thải nhựa, Coca-Cola đã và đang tạo ra những thay đổi tích cực, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và một tương lai bền vững.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Mỹ - Một bà mẹ ở Nam Carolina, chưa hết bất ngờ khi đứa con gái thứ 4 vừa chào đời, trùng ngày, tháng sinh với ba chị gái dù cô không lên kế hoạch cho điều này.
1 tuần trước - Quảng Ninh- Khi siêu bão Yagi đổ bộ vào vùng biển Vân Đồn, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lan mới gia cố xong các lồng bè nuôi thủy sản, muốn vào bờ cũng không thể.
1 tháng trước - Thịt chân giò mềm có chút sần sật, củ cải và đậu phụ ngậm trọn vị ngọt ngon từ thịt. Đây là món ăn cải thiện được nhiều người yêu thích vào thời kỳ bao cấp.
1 tháng trước - 7 năm sinh liền 5 đứa con, chị Thủy (SN 1995) cho biết tất cả đều nằm trong kế hoạch của hai vợ chồng, không phải do “nhỡ“ hay cố đẻ cho được con trai.
2 tuần trước - Lấy chồng sát nhà, Thu Trang có nhiều kỷ niệm đẹp từ thuở yêu nhau cho đến khi kết hôn. Đám cưới của cặp đôi diễn ra suôn sẻ với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ.
Xem tin bài khác
28 phút trước - Lười tắm, người đàn ông đã phải trả giá đắt khi vợ kiên quyết ly hôn chỉ sau 40 ngày kết hôn.
34 phút trước - Còn hơn 3 tháng nữa mới đến Giáng sinh nhưng một số quán cà phê tại TP.HCM đã trang trí không gian có mô hình ông già Noel, cây thông, tuyết trắng... Không gian được trang trí Giáng sinh tại những quán cà phê thu hút người trẻ đến check-in.
34 phút trước - Để có 10 triệu đồng nộp tiền học cho cháu nội Hoàng Yến Linh, bà Trương đã bán đi đàn heo con, vét đến hạt tiêu cuối cùng được 30kg… nhưng vẫn không đủ, mà phải nhờ cậy thêm bà con, xóm giềng.
1 giờ trước - Bằng đôi bàn tay khéo léo, chàng trai Tây Ninh đã “hô biến” các chất liệu tự nhiên, quen thuộc như tre, trúc, gáo dừa thành những món đồ trang trí thủ công có một không hai.
1 giờ trước - Sinh ra trong gia đình không ai học ĐH, anh Dư Hoàng Khang (27 tuổi, quê Sóc Trăng) trở thành du học sinh bậc thạc sĩ ngành quản trị truyền thông với chương trình 2 năm tại University of Wroclaw (Ba Lan). Anh cũng đang tham gia kỳ học...