ttth247.com

Bà nội nuôi heo quanh năm, nuôi nấng cháu bị bỏ rơi học đến cao đẳng

Tân sinh viên Yến Linh trú tại thôn Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) đã nhập học ngành quản trị khách sạn Trường cao đẳng FPT Polytechnic Đà Nẵng.

Dù điểm đủ xét tuyển đại học, cô chọn học cao đẳng vì trường này sẽ tốt nghiệp sau hai năm để có thể sớm đỡ đần bà nội.

Ở với bà nội từ lúc 3 tháng tuổi

Bà Lê Thị Trương (65 tuổi, bà nội Linh) nhớ mãi ngày cháu gái theo về với bà. Đó là ngày giỗ ông cố, cả nhà bốn người vào đón mẹ con bé Linh ra chơi. "Mẹ nó bảo cháu bú sữa ngoài được rồi, bà cứ bồng ra trước. Ai ngờ đó cũng là ngày mẹ nó bỏ đi biền biệt" - bà Trương vuốt mái đầu bạc, sụt sùi thương cháu nội xa mẹ khi mới hơn ba tháng tuổi.

Bốn năm sau, ba Linh có gia đình mới rồi ra ở riêng. Cuộc sống ruộng vườn, làm thợ xây quanh vùng chỉ đắp đổi qua ngày. Cô bé ở với ông bà nội và bà cố. Thế rồi năm 2021, ông nội lâm bệnh hiểm nghèo. Bà Trương vừa lo chăm chồng ở viện lại vừa tranh thủ bắt xe đi về xem đứa cháu nhỏ ở với bà cố khi ấy đã 90 tuổi.

Ông nội Linh không qua khỏi. Khó khăn chồng chất vì chỉ ít lâu sau đó, bà cố già yếu cũng ra đi. Ngôi nhà chỉ còn hai bà cháu nương tựa vào nhau.

Bà Trương có 3 sào ruộng mỗi năm chỉ được một vụ lúa, lúc được mùa thì thu về 800kg. "Số lúa này không bán được, vì để bà cháu ăn quanh năm, phần còn lại nuôi heo và bò. Tôi có thêm sào ngô cũng để chăn nuôi, một sào lạc thì bán được ít đồng đi chợ mắm muối", bà Trương nói.

Quanh nhà còn có mảnh đất nhưng trũng thấp nên không trồng được gì, chỉ có ít buồng chuối bán khi chín đến.

Nhà có một con bò mẹ và một con bê nuôi 2 năm bán được giá thì 10 triệu đồng. "Tôi cũng muốn nuôi 2-3 bò mẹ nhưng mùa đông rét mướt không chăn thả được. Tôi phải đi cắt cỏ, xin chuối cây, xay vỏ đậu, ngô và thóc lép về trộn cho bò ăn. Tôi già yếu rồi, không đủ sức chặt và vác chuối nữa", bà Trương kể. Bà cũng có nuôi 2 con heo nái, mỗi lứa xuất chuồng trừ chi phí tiết kiệm được đôi triệu.

Những lúc bà đau ốm hoặc ngày nghỉ học, Yến Linh đi chăn bò cho gia đình và cả xóm theo phiên. Cô thường mang theo sách vở, khi đàn bò không phá lúa của dân thì tranh thủ ôn bài.

Cô tân sinh viên cần Tiếp sức đến trường: Chọn cao đẳng vì chỉ cần hai năm tốt nghiệp

Trường cao đẳng Linh chọn sẽ học suốt trong năm, không nghỉ hè nên hai năm là tốt nghiệp. Linh kể bà nội ăn uống tằn tiện nên gầy và xanh xao, người hay mệt.

"Bác sĩ bảo bà bị u tuyến giáp, thận teo, suy nhược cơ thể, hở van tim. Bác sĩ khuyên đi mổ u tuyến giáp, nếu không u bướu ăn mòn sức khỏe. Nhưng bà nói tốn nhiều tiền, không làm. Mình chạnh lòng lắm" - Linh bộc bạch.

Linh nói cánh cửa đại học là ước mơ cháy bỏng. Cô sẽ học liên thông khi điều kiện kinh tế cho phép. Việc cần làm trước mắt là rút ngắn thời gian ra trường để san sẻ một phần gánh nặng cho bà.

Hè vừa rồi, Linh xuống thị trấn xin làm đóng cá đông lạnh, cá khô. Cứ đóng mỗi thùng 10 - 12kg được trả công 10.000 đồng. Làm nhiều, ngồi đau lưng, công việc không ổn định, tùy lúc được nắng được cá họ mới gọi. Khi không có cá, cô chuyển qua bán nước mía. Làm được ngày công ít nhiều gì Linh đều gửi bà nội, nên hết hè cũng được gần 3 triệu đồng dành nhập học.

"Mình đã tìm được quán cà phê chịu nhận, nhưng chờ lịch học ổn định chút mới dám đi làm để có thể tự trang trải. Mục tiêu phải tốt nghiệp loại giỏi, tìm một công việc ổn định ở Đà Nẵng và tháng lương đầu nhất định sẽ dành tặng bà" - Yến Linh kể về kế hoạch của mình khi trao đổi với chương trình Tiếp sức đến trường.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Sinh ra không biết mặt cha, mẹ đi bước nữa, 18 năm qua Hải sống nương nhờ bà ngoại. Vậy nhưng, bà ngoại cũng qua đời, bỏ lại Hải bơ vơ giữa cuộc đời.
4 ngày trước - Trong hàng ngàn hồ sơ ứng cử học bổng Tiếp sức đến trường gửi đến báo Tuổi Trẻ, rất nhiều tân sinh viên với hoàn cảnh gia đình khó khăn đậu vào ngành y, điểm chung ở họ là một giấc mơ lớn lao và quyết tâm vượt gian khó chờ đợi ở phía trước.
1 tháng trước - Hai người lớn và một cô gái, thay vì an dưỡng tuổi già hay tìm công việc khác tốt hơn, lại chọn đi chăm sóc trẻ khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
1 tháng trước - Tiền thưởng giải học sinh giỏi, sáng tạo trẻ, học sinh điểm cao nhất trường… được Nguyễn Thị Diễm My gom góp đóng học phí suốt ba năm phổ thông. Và cô còn tiết kiệm bỏ ống heo làm lộ phí vào giảng đường sắp tới.
1 tuần trước - Cô tân sinh viên ngành báo chí Trường đại học Cần Thơ Nguyễn Thị Như Ý nhiều năm nhịn ăn sáng để dành dụm tiền đi học. Vừa nhập trường, cô lại vội vàng kiếm việc làm thêm.
Xem tin bài khác
45 phút trước - Bé gái 10 tuổi ở Mỹ mất tích trong nhiều giờ đã được tìm thấy nhờ một phương pháp rất đặc biệt: máy bay không người lái sử dụng hình ảnh nhiệt.
1 giờ trước - Hiểu về ánh sáng, áp dụng quy tắc bố cục 1/3... là những bí quyết để có được bức ảnh chân dung đẹp khi chụp bằng điện thoại, theo nhiếp ảnh gia Minh Hòa.
1 giờ trước - Năm ngoái, Victoria Szafarski nợ thẻ tín dụng chạm mốc 25.000 USD nên phải nhận thêm việc phục vụ bàn trong vài tháng để trả nợ.
1 giờ trước - Lười tắm, người đàn ông đã phải trả giá đắt khi vợ kiên quyết ly hôn chỉ sau 40 ngày kết hôn.
1 giờ trước - Còn hơn 3 tháng nữa mới đến Giáng sinh nhưng một số quán cà phê tại TP.HCM đã trang trí không gian có mô hình ông già Noel, cây thông, tuyết trắng... Không gian được trang trí Giáng sinh tại những quán cà phê thu hút người trẻ đến check-in.