ttth247.com

Cưu mang trẻ khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam

Hằng ngày, họ tranh thủ làm việc gia đình thật sớm rồi tất bật chạy lên Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (H.Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) để chăm sóc trẻkhuyết tật. Không phải vài ngày, vài tháng mà hàng chục năm qua như thế.

Cưu mang trẻ khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Hường (giữa) và các cháu khuyết tật tại Trung tâm Nghĩa Thắng

P.A

Năm 2011, Trung tâm Nghĩa Thắng được thành lập để chăm sóc, phục hồi chức năng cho các nạn nhân chất độc da cam, bị khuyết tật ở các xã phía tây H.Tư Nghĩa. "Mẹ" Nguyễn Thị Hường (70 tuổi, ở xã Nghĩa Thắng) là người gắn bó với trung tâm từ ngày đầu thành lập. Bà Hường có 2 đứa cháu ngoại và chăn nuôi bò, heo. Hằng ngày, bà dậy thật sớm, tất bật nấu nướng, giặt giũ, cắt cỏ, lo nước uống cho vật nuôi, chở cháu đến trường và khoảng 6 giờ 30 có mặt ở trung tâm để chăm trẻ khuyết tật.

"Những ngày đầu tiên thành lập trung tâm, nhiều gia đình gửi con đến, có trường hợp bị khuyết tật nặng. Giờ ngủ trưa, có cháu sùi bọt mép, ngã xuống đất, tay chân giãy giụa. Hoảng hốt, tôi vội gọi điện thoại cho lãnh đạo trung tâm đến hỗ trợ. Sau đó, tôi tìm hiểu thêm qua người thân của các cháu để biết tính cách, đặc điểm từng cháu và cách chăm sóc. Phải canh chừng, dặn dò, chỉ bảo từng li từng tí để các cháu dần dần vào nếp sinh hoạt, tập luyện", bà Hường kể.

Cháu Bùi Thanh Nghĩa (11 tuổi, ở xã Nghĩa Thuận, H.Tư Nghĩa) phát triển chậm. Khi bà ngoại đưa đến trung tâm, cháu khóc suốt ngày; lúc ăn, ngủ đều dưới đất. Bà Hường và các nhân viên ở trung tâm phải bón từng muỗng cơm, tỉ tê như người mẹ. Từ ngồi dưới đất, bà Hường dỗ dành cháu đến gần bàn ăn, rồi đến ghế ngồi bên bàn ăn. Vài ngày sau, cháu Nghĩa tự ngồi vào bàn, tự cầm muỗng ăn cơm...

Hiện Trung tâm Nghĩa Thắng có 3 nhân viên, chăm sóc bán trú 15 cháu, trong đó có 9 cháu thuộc hộ nghèo, cận nghèo, còn lại diện khác. Suất ăn của trẻ ở trung tâm đến nay vẫn còn èo uột, dù đã được nâng từ 8.000 đồng/suất, rồi 10.000 đồng/suất đến 12.000 đồng/suất. Từ ngày 1.1.2021 đến nay, Quảng Ngãi có chính sách hỗ trợ các em gia đình hộ nghèo, cận nghèo được 20.000 đồng/suất ăn, còn lại là 12.000 đồng/suất. Để cải thiện bữa ăn cho trẻ khuyết tật, nhân viên trung tâm phải vận động tài trợ, trồng thêm rau, củ, quả...

"Trong chiến tranh, tôi vận chuyển thư từ, tài liệu từ trạm quân bưu đến nhiều vùng khác nên chứng kiến không biết bao nhiêu lần máy bay rải chất độc da cam, tàn phá cây cối, cháy cả củ mì... Bây giờ thấy các cháu bị chất độc da cam là thương lắm, chỉ mong các cháu được sống tốt hơn", bà Hường nói.

13 năm làm việc tại trung tâm, mức thù lao của bà Hường tăng dần từ 900.000 đồng/tháng, sau đó là 1,2 triệu đồng/tháng và từ năm 2020 đến nay là 1,5 triệu đồng/tháng. Bà Hường cũng như 2 thành viên khác ở đây, nếu đi làm bảo vệ, chăn nuôi gia súc, trồng rau ở nhà... cũng kiếm được số tiền hơn 1,5 triệu đồng/tháng. Thế nên, chỉ có tấm lòng nhân hậu mới kéo họ ở lại trung tâm, ăn ở, buồn vui với những đứa trẻ ngây ngô tội nghiệp.

Khi mọi việc cơm nước xong xuôi, bà Hường và một nhân viên ở đây cùng vào phòng học, ngồi hát với bọn trẻ. "Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm...", tiếng hát không rõ, ngọng nghịu của trẻ em khuyết tật vang lên thật đáng yêu. Tình thương, trách nhiệm người cha, người mẹ đặc biệt ở đây đã cải thiện, phục hồi chức năng vận động và tinh thần, giúp các em từng bước hòa nhập với cộng đồng, xã hội.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - MỸ - Một bảo mẫu đã gây ra những tổn thương thể chất và tinh thần cho một đứa trẻ sơ sinh khiến cậu bé khuyết tật suốt đời và mất vào năm 35 tuổi.
1 tuần trước - Giữa đô thị lớn như TP.HCM, việc chăm sóc, bảo trợ cho trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, khuyết tật luôn được xem là phần việc quan trọng, bất kể đó là cơ sở của Nhà nước hay tư nhân.
1 tháng trước - Lúc chưa đầy 2 tuổi, Ngô Văn Hiếu (25 tuổi, ngụ ở thôn Hà An, xã Điện Phong, H.Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã không may trở thành người khuyết tật khi cùng lúc bị động kinh, bại liệt, cơ thể co rút, não bị ảnh hưởng… Nhưng với nghị lực phi...
1 ngày trước - Chồng thiệt mạng trong vụ sạt lở đất ở nhà điều hành Thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc (xã Nậm Lúc, H.Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), chị Hồng chưa biết sau này sẽ nuôi 2 con nhỏ thế nào vì bản thân chị cũng đang mắc bệnh ung thư gan giai đoạn đầu.
1 tuần trước - Bà Trần Kim Hà (sinh năm 1966) và chồng Hà Sỹ Hoài (sinh năm 1960, cùng sống ở phường Phan Đình Phùng) chèo SUP cả chiều lẫn tối ở phường Túc Duyên (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) để mang cơm hộp và hỗ trợ đưa người ra ngoài.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.
2 giờ trước - Sau 1 thời gian nhá hàng bằng đoạn video ngắn, Mai Dora đã thả xích loạt ảnh diện bikini cực nóng bỏng.
3 giờ trước - Ngày 19-9, Trường đại học Nam Cần Thơ trao tặng cho đại diện báo Tuổi Trẻ số tiền của đoàn viên thanh niên nhà trường, đóng góp cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng của bão số 3.
3 giờ trước - Chiều 19.9, nhiều người ở TP.HCM vất vả di chuyển, lội nước qua đoạn đường ngập do triều cường. Nhiều người đã quá quen với cảnh này, các chủ quán hai bên đường bị ngập thở dài vì ế khách.
4 giờ trước - Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo là một nghĩa cử đầy cao đẹp của đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.