ttth247.com

Lớn lên từ tình thương mái ấm: Đón con về lúc còn chưa cắt rốn

Đã có biết bao lớp trẻ mồ côi, yếu thế được nuôi dưỡng và lớn lên từ hàng chục cơ sở công lập cũng như mái ấm tư nhân tại TP.HCM. Ở đó, với tất cả tình yêu thương, mỗi nhân viên, bảo mẫu vẫn hằng ngày cố gắng bù đắp tốt nhất có thể cho những phận đời kém may mắn.

Sẽ không thể đếm hết có bao nhiêu thế hệ đã được nuôi dưỡng, trưởng thành từ các mái ấm, có việc làm ổn định, tử tế vào đời.

Ngôi nhà có mẹ, dì và các bạn

"Thưa mẹ Trang, con đi học mới về!". Tiếng chào của mấy đứa trẻ râm ran cả một góc sân khi xế chiều ở Làng thiếu niên Thủ Đức (phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM). Nghe tiếng trẻ, chị Thạch Ngọc Trang (46 tuổi) từ trong bếp chạy ra dặn các con vào tắm rửa nhanh rồi ăn cơm.

Mùi thơm của món cá kho cà bay khắp căn nhà tên hoa Anh Đào của mẹ con chị. Đó là ngôi nhà hai lầu nhỏ xinh như một biệt thự mini với 4 phòng ngủ trên lầu cùng phòng tắm. Bao quanh là khoảnh sân nhỏ trồng đủ các loại cây, hoa. Cây sakê cạnh nhà to lớn um tùm, lúc lỉu trái.

Chị Trang là cán bộ quản lý ở đây, được đám trẻ gọi là mẹ. Hơn 30 năm qua, làng thiếu niên này nuôi trẻ theo mô hình gia đình với 24 nhà. Mỗi nhà có mẹ và dì sẽ nuôi khoảng 12 đứa con từ mẫu giáo đến lớp 6. Các trẻ gọi chị Trang là mẹ, còn một người khác thay ca với chị được gọi bằng dì.

Tranh thủ phút ngơi tay, chị Trang kể đã gắn bó với nơi này nhiều năm. 29 tuổi, chị trở thành mẹ của những đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị gia đình bỏ rơi.

"Lúc đó tôi không nghĩ có mô hình gia đình như thế, còn sợ công việc này sẽ quá sức với mình. Nhưng mình thương tụi nhỏ nên dù có cực vẫn chọn gắn bó với làng từ ấy tới nay" - người phụ nữ quê Tân Uyên (Bình Dương) chia sẻ.

Ở "nhà", những đứa con sẽ được mẹ và dì lo cho ăn uống, vệ sinh, dạy học đủ độ tuổi, cả hướng dẫn làm việc nhà, chăm sóc cây. Chị Trang từng đứng ra làm sui, gả đứa con được mình chăm từ tấm bé đến khi lập gia đình.

Phải có tình thương trẻ vô bờ bến

Ở làng, trẻ từ 4 tuổi sẽ được đưa từ khu sơ sinh xuống nhà gia đình. Lên 12 tuổi, trẻ nam sẽ đưa lên lưu xá nam. 

"Có những đứa trẻ đường phố đưa vào đây đã 11 - 12 tuổi, đang phát triển tâm sinh lý nên nhiều khi phải mất vài năm uốn nắn, rèn giũa không phải vì khắt khe mà chỉ muốn các con nên người" - chị Trang tâm sự.

Ấy cũng là hành trình gian nan mà chị Nguyễn Thị Thanh Hoa - cán bộ quản lý, nuôi dạy trẻ của nhà Hoàng Cúc - từng trải. Má Hoa nói chăm một, hai đứa con bình thường đã khó, huống hồ nuôi dạy những đứa trẻ đủ lứa tuổi, hoàn cảnh xuất thân, tính cách còn vất vả gấp bội. Má Trang không có con. Má Hoa độc thân nên dồn hết tình thương cho những đứa trẻ kém may mắn ấy.

Chị nhớ hồi mới vào làm ở làng thiếu niên cũng lo lắng lắm vì lúc đó khá trẻ, chưa từng chăm con nít mà giờ phải lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho những đứa bé sơ sinh. "Nếu không có tình yêu thương vô bờ bến với trẻ, làm sao chăm lo cho những đứa trẻ trong mái ấm tình thương được" - chị Hoa nói vậy.

Chưa kể còn phải đủ kiên nhẫn, bao dung những lúc trẻ lầm lỗi, chưa vâng lời, đôi khi buộc phải la mắng để trẻ vô nề nếp. Chị Hoa và một dì khác hiện quản lý 12 trẻ. Hơn chục năm làm mẹ ở đây, chị Hoa nhớ có đứa bị bỏ rơi khi mới 5 ngày tuổi, chưa kịp cắt dây rốn mà cậu bé này giờ đã vào lớp 5. Rồi chị kể tên đứa suýt bị bán may mà công an giải cứu kịp, rồi cả ba anh em ruột sống lang thang đường phố được làng tiếp nhận, đặt tên và làm giấy tờ cho đi học.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Lớn lên bởi hơi ấm "người dưng", bà Tâm hiểu sự thiệt thòi của đứa trẻ không được ở gần cha mẹ. Bà càng hiểu sự cưu mang quý giá nhường nào với một đứa trẻ mồ côi.
1 tháng trước - Được thành lập năm 1991, Trung tâm điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Quảng Trị có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng xã hội như thương bệnh binh, người có công cách mạng, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có...
2 tuần trước - Em bé 18 ngày tuổi 'chưa rụng rốn' được cho đi 47 năm về trước từ một đoàn hát gãy gánh đã tìm về với cha mẹ, anh chị em ruột ở TP.HCM như một câu chuyện cổ tích.
1 tuần trước - Giữa tình yêu thương và sự so sánh, cô gái tìm thấy giá trị bản thân trong gia đình.
6 ngày trước - Tết Trung thu là dịp các em nhỏ luôn ngóng đợi. Dịp lễ này gợi nhớ đến hình ảnh những buổi phá cỗ nhộn nhịp, thế nhưng bão Yagi khiến mọi hoạt động bị gián đoạn. Lễ trung thu năm nay của các bệnh nhi tại 'nhà trọ 0 đồng' Tân Triều vì thế...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.
2 giờ trước - Sau 1 thời gian nhá hàng bằng đoạn video ngắn, Mai Dora đã thả xích loạt ảnh diện bikini cực nóng bỏng.
3 giờ trước - Ngày 19-9, Trường đại học Nam Cần Thơ trao tặng cho đại diện báo Tuổi Trẻ số tiền của đoàn viên thanh niên nhà trường, đóng góp cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng của bão số 3.
3 giờ trước - Chiều 19.9, nhiều người ở TP.HCM vất vả di chuyển, lội nước qua đoạn đường ngập do triều cường. Nhiều người đã quá quen với cảnh này, các chủ quán hai bên đường bị ngập thở dài vì ế khách.
4 giờ trước - Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo là một nghĩa cử đầy cao đẹp của đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.