ttth247.com

CPI 3 quý đầu năm tăng 3,88%, giáo dục và dịch vụ y tế tăng tốp đầu

Tổng cục Thống kê vừa công bố hàng loạt dữ liệu liên quan đến tình hình kinh tế của ba quý đầu năm 2024. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI - đo lường sự thay đổi giá cả) có nhiều điểm đáng chú ý.

Vì sao chỉ số giá giáo dục và thuốc - dịch vụ y tế tăng mạnh?

Tính chung ba quý vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng - CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo nhóm ngành, trừ bưu chính viễn thông giảm (do giá điện thoại thế hệ cũ giảm, khi doanh nghiệp tung ưu đãi để kích cầu), tất cả 10 ngành khác đều tăng giá.

Theo đó, riêng hai nhóm giáo dục và thuốc - dịch vụ y tế tăng dẫn đầu với lần lượt 7,51% và 7,46%, cao gần gấp đôi so với mức CPI chung.

Về nguyên nhân, phía Tổng cục Thống kê giải thích, trong năm học 2023-2024 và 2024-2025, một số địa phương đã tăng học phí theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. 

Song song đó, giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22 của Bộ Y tế và bảo hiểm y tế tăng theo lương cơ sở.

Bên cạnh đó, chỉ số nhóm nhà ở - điện - nước - chất đốt - vật liệu xây dựng... cũng trong xu hướng đi lên (+5,33%). Giữa bối cảnh giá thuê nhà, giá điện... tăng.

Do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, thiên tai bão lũ, nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Lễ và Tết, cùng với giá thịt lợn tăng, nên chỉ số giá của hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng nhích lên đáng kể (+4%).

Các nhóm tăng dưới mức CPI chung gồm: đồ uống và thuốc lá, văn hóa - giải trí - du lịch, giao thông, may mặc - mũ nón - giày dép, thiết bị và đồ dùng gia đình.

Lạm phát trong tầm kiểm soát

Bình quân ba quý đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung.

"Chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI. Nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản", Tổng cục Thống kê lý giải.

Phía tổng cục cũng cho biết, sự hạ nhiệt của lạm phát thế giới đã tác động tới lạm phát của Việt Nam. Đồng thời lạm phát nước ta "được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế".

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Thông qua việc đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối. Thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực.

Giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ. Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. 

Tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp.

Đặc biệt, trong bối cảnh bão Yagi gây hậu quả nghiêm trọng, tại một số nơi có những thời điểm khan hiếm các mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm dẫn đến tăng giá cục bộ. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sớm chỉ đạo tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ đó giá cả hàng hóa nhanh chóng theo xu hướng trở về mức trước bão.

Với những hành động trên, Tổng cục Thống kê nhận định "giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát."

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8-7% trongcả năm 2024 (kịch bản cơ sở), tăng 0,3 điểm % so với dự báo tháng 6/2024 hoặc có thể khả quan hơn, trên 7% (kịch...
3 tuần trước - Giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 97/2023/NĐ-CP; giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân...
1 tuần trước - “Cuộc đua” về nguồn cung và giá bán vẫn nghiêng về khu vực Bình Dương, Đồng Nai, Long An giữa bối cảnh Tp.HCM thiếu hụt sản phẩm nghiêm trọng và giá bán không ngừng thêm “nấc thang” mới.
3 tuần trước - Dù thị trường trải qua tuần giao dịch ảm đạm, nhưng các chuyên gia nhìn chung vẫn đánh giá tích cực về xu hướng tiếp theo của thị trường.
3 tuần trước - Thậm chí, VN-Index trở thành chỉ số hiếm hoi giảm điểm trên thị trường chứng khoán Châu Á, biến động ngược chiều so với phần lớn các thị trường còn lại.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Theo chuyên gia, hành vi giảm giá tới 90% của Temu về bản chất là bán phá giá với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường. Trên thực tế Temu đưa ra nhiều sản phẩm với giá 0 đồng để đánh vào tâm lý người tiêu dùng, coi đây là sàn có sản phẩm giá...
21 phút trước - Giá vàng nhẫn hôm nay ghi nhận tại một số thương hiệu lớn điều chỉnh giảm, trừ SJC. Kết phiên, mức giá cao nhất của vàng nhẫn trong nước là 88,89 triệu đồng/lượng (bán ra).
21 phút trước - Theo Bộ Tài chính, thực hiện hoàn thuế như quy định hiện nay thì quy trình, thủ tục và sự phối hợp giữa cục thuế với chi cục thuế trong xử lý hoàn thuế có thể mất nhiều thời gian.
21 phút trước - Bộ Tài chính không đề xuất sửa các nội dung liên quan đến quyền đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường. Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư tất cả các loại trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
23 phút trước - Hàng chục vụ khởi tố hình sự đối với doanh nghiệp nhập khẩu điều thô từ năm 2022 đến nay đã đến mức báo động. Vì sao doanh nghiệp điều lại bị hình sự hóa nhiều như vậy?