ttth247.com

Cử tri phản ánh giá nhiều mặt hàng tăng cao và tăng nhiều lần, Bộ Tài chính nói gì?

Cử tri tỉnh Thái Bình lo lắng trước tình trạng giá cả các mặt hàng thiết yếu liên quan đến đời sống, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Bộ Tài chính vừa có công văn trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thái Bình và 10 tỉnh, thành gửi đến sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Mức đóng bảo hiểm y tế cho hộ gia đình tăng

Cử tri tỉnh Thái Bình rất băn khoăn, lo lắng trước tình trạng giá cả các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là khu vực nông thôn như phân bón thuốc bảo vệ thực vật, điện, xăng dầu, giá vàng, giá đất ở tăng cao, tăng nhiều lần và tăng đột biến. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Cử tri đề nghị có biện pháp quyết liệt, hiệu quả ổn định giá các mặt hàng thiết yếu và hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.

Cử tri 10 tỉnh thành gồm TP.HCM, Bà Rịa -Vũng Tàu, An Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đăk Nông kiến nghị: Việc tăng 30% lương cơ sở từ ngày 1-7 góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động.

Tuy nhiên, kéo theo sự biến động tăng cao của giá thị trường. Đặc biệt là mức đóng bảo hiểm y tế cho hộ gia đình tăng sẽ rất khó khăn với người lao động phổ thông có thu nhập thấp, người không thuộc diện tăng lương sẽ gánh thêm một phần chi phí không nhỏ.

Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt, kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả hàng hoá. Cân đối giữa thu nhập người lao động và nhu cầu thiết yếu thực tế để việc tăng lương đảm bảo mục đích, ý nghĩa nâng cao đời sống cán bộ, công chức người lao động.

Bộ Tài chính cho biết, giá một số mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; giá xăng dầu; giá vàng; giá đất ở nói chung được hình thành theo cơ chế thị trường.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên được quyền tự định giá. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Theo Bộ Tài chính, từ đầu năm đến nay thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là giá vàng, các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, chi phí vận tải quốc tế gia tăng gây áp lực đến mặt bằng giá cả thị trường trong nước. Trước bối cảnh đó, công tác quản lý, điều hành giá theo hướng bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát.… góp phần ổn định mặt bằng giá.

Bên cạnh đó, nhiều giải pháp đã và đang tiếp tục được triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) người dân như gia hạn, miễn giảm các loại thuế thu nhập DN, thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường cùng nhiều khoản phí, lệ phí và tiền thuê đất.

Người dân nhiều tỉnh thành kiến nghị bình ổn giá cả hàng hóa sau khi lương cơ sở được điều chỉnh tăng. Ảnh: TÚ UYÊN

Người dân nhiều tỉnh thành kiến nghị bình ổn giá cả hàng hóa sau khi lương cơ sở được điều chỉnh tăng. Ảnh: TÚ UYÊN

Đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân từ 4%-4,5%

Nhằm đẩy mạnh quản lý, điều hành giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đặc biệt sau thời điểm tăng lương, Bộ Tài chính đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 61.

Việc tăng lương cơ sở tác động đến CPI cũng nằm trong kịch bản điều hành của Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Theo Bộ Tài chính, để ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm sẽ tập trung một số nhiệm vụ.

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường các mặt hàng vẫn có biến động tăng để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt kịp thời.

Điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Những mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường như điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành theo dõi sát các phương án, lộ trình giá do các cơ quan có thẩm quyền đề xuất, phê duyệt.

Từ đó, cập nhật kịch bản lạm phát làm cơ sở điều hành giá đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 theo mục tiêu Quốc hội đề ra từ 4%-4,5%.

Đối với giá vàng, giá nhà chung cư, theo chức năng quản lý nhà nước được Chính phủ phân công và theo Luật Giá, các bộ ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực, phạm vi quản lý theo quy định.

Bộ Tài chính luôn phối hợp tổng hợp, đề xuất các giải pháp quản lý điều hành giá.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Giảm giá nhà ở xã hội là một trong các kiến nghị được nêu trong báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9.
2 ngày trước - Được định hình là dự án đô thị cao cấp, sau gần 30 năm, dự án Sing - Việt ở huyện Bình Chánh chỉ là bãi đất trống, nhà cửa lụp xụp, ảnh hưởng khoảng 700 hộ dân.
3 tuần trước - Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết,...
1 tháng trước - Nước sông Hồng dâng nhanh, tràn vào khu dân cư ven sông ở quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm; chính quyền hạn chế xe tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
1 tháng trước - Đại biểu Dương Khắc Mai nhận định, nếu áp thuế VAT 5%, giá phân bón chắc chắn sẽ tăng, tác động đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân.
Xem tin bài khác
12 phút trước - Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh vừa giải cứu thành công 4 người bị mắc kẹt trong vụ cháy nhà sinh nhiều khói, khí độc ở thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh.
12 phút trước - Thi thể một thanh niên đang phân hủy nổi lên hồ thủy lợi, có một tảng đá bọc trong áo khoác buộc vào chân.
27 phút trước - Hà Nội- Các nhà khảo cổ phát hiện hơn 100 mộ táng thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn và Đông Sơn (2.500-4.000 năm trước) tại di chỉ Vườn Chuối ở huyện Hoài Đức.
42 phút trước - Kim Long Motor cam kết phát triển xe ô tô mang thương hiệu Việt, đáp ứng mục tiêu chiến lược đứng đầu thị trường xe thương mại tại Việt Nam và hướng đến xuất khẩu.
42 phút trước - Từ ngày 1.11 - 31.12 hằng năm, là thời gian khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, độ tuổi gọi nhập ngũ từ 18 - 25 tuổi.