ttth247.com

Cuộc sống ở nơi sơ tán khỏi rốn lũ ngoại thành Hà Nội

Hàng nghìn người dân vùng lũ ven sông Cầu thuộc xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, sau ba ngày bị cô lập bởi nước lũ đã được sơ tán đến trường học.

Tại Trường mầm non Trung Giã, tối 12/9, người dân sơ tán được chính quyền địa phương và các đội, nhóm từ thiện hỗ trợ đồ ăn gồm cơm, bánh chưng, giò, chả, bánh mì, nước lọc... Nhiều người cho biết đã nhịn đói từ trưa để chờ được sơ tán.

Ba ngày nay, hai thôn An Lạc và Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn tiếp tục bị cô lập khi nước lũ từ sông Cầu chảy tràn vào. Hầu hết nhà dân khu vực này đều bị ngập 1-2 m. Riêng khu vực ven sông Cầu thuộc thôn An Lạc có nơi ngập 3-4 m. Người dân được các lực lượng quân đội, công an dùng xuồng, ca nô tiếp cận, sơ tán vào bờ đề phòng nước lũ lên trong đêm.

Bà Đỗ Thị Phúc, 68 tuổi, xóm Trong, thôn An Lạc, xã Trung Giã (ngồi giữa), cho biết được sơ tán đến Trường mầm non xã Trung Giã lúc 17h. Hơn một giờ sau, bà được hỗ trợ cơm tối với nhiều món.

"Suất ăn có cơm, chả, rau luộc, canh, một quả trứng, chuối tráng miệng, tôi rất vui", bà Phúc nói, cho biết nhà bị cô lập 3 ngày nay, không có điện, không nước sạch, việc ăn uống hầu hết trông chờ vào các chuyến thuyền, ghe chở thực phẩm vào vùng lũ.

Người dân được sắp xếp chỗ ở theo lứa tuổi, giới tính hoặc theo từng nhóm gia đình có con nhỏ.

Ở phòng dành cho các cụ bà, mọi người hàn huyên tâm sự sau nhiều ngày bị nước lũ chia cắt. Các cụ được cấp phát suất ăn, chăn, gối.

Cụ Nguyễn Thị Vừa, 93 tuổi, người cao tuổi nhất làng An Lạc, được nhiều người hỏi han. Cụ cho biết nước đã ngập vào nhà, việc đi lại, sinh hoạt với người lớn tuổi càng khó khăn hơn.

"Ra đây tôi được hỗ trợ đầy đủ, gặp được nhiều hàng xóm nên cũng vui", cụ nói.

Năm đứa cháu nội, ngoại bà Nguyễn Thị Chiểu, 60 tuổi, ở Xóm Ngoài, thôn An Lạc, đã ngủ dù mới 18h. Mọi người mệt mỏi sau quãng đường sơ tán và nhiều ngày sống trong lũ.

"Ở đây thích hơn ở nhà. Ở nhà thì tài sản ngập hết rồi, nước cứ chực chờ ngập thêm", bà Chiểu nói.

Bà Nguyễn Thị Hòa, thôn An Lạc, tranh thủ sạc điện thoại để gọi cho người thân, thông báo tình hình của gia đình. "Ba ngày nay cúp điện, nhiều người thân hỏi thăm nhưng không liên lạc được", bà Hòa nói.

Các cụ ông được sắp xếp ở một phòng riêng để đảm bảo yên tĩnh và tiện cho việc sinh hoạt.

Cụ Nguyễn Văn Ên, 86 tuổi, thôn An Lạc ngồi trầm ngâm tại nơi sơ tán, cho biết sau ba ngày mắc kẹt ở nhà đã hết sạch đồ ăn, nước uống. Trưa nay, cụ được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trường mầm non Trung Giã để có chỗ ở, đủ thức ăn và đảm bảo an toàn khi lũ vẫn có dấu hiệu lên.

Chị Nguyễn Thị Thúy, 35 tuổi, chăm con 28 ngày tuổi. Gia đình chị Thúy có 5 thành viên, đều được sơ tán để đảm bảo an toàn.

"Nhà tôi cao 2 tầng nhưng đã ngập hết tầng một, hư hỏng hết đồ đạc, thóc lúa cũng không kịp kê lên cao vì lũ lên nhanh", chị Thúy nói.

Một gia đình vừa đến lúc 18h30 đã được các tình nguyện viên cấp phát các suất ăn. Nhiều gia đình ở thôn Hòa Bình và An Lạc để lại người lớn ở nhà để trông coi tài sản, còn phụ nữ và trẻ em đi sơ tán.

Một người mẹ mang theo hành lý đến nơi sơ tán, chưa kịp dọn đồ ra thì con hơn một tháng tuổi khóc đòi sữa.

Người dân cho biết vì chỗ sơ tán đảm bảo an toàn, đồ ăn, thức uống nên họ yên tâm ở tạm, chờ nước lũ rút mới về nhà.

Câu lạc bộ thiện nguyện Việc tử tế trong hôm nay đã hỗ trợ các điểm sơ tán người dân xã Trung Giã 800 suất cơm, 200 suất xôi, 250 suất cơm nắm và 150 bánh chưng.

Hàng hóa tiếp tục được đưa về Trường mần non Trung Giã để tiếp tế cho hàng trăm người dân những ngày tới.

VnExpress mở chiến dịch "Chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ" nhằm hỗ trợ người dân vượt lên nghịch cảnh thiên tai, tái thiết cuộc sống. Mọi đóng góp của bạn xin ủng hộ tại đây.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
6 ngày trước - Ngày 12/9, chính quyền và các đơn vị của phường Phúc Xá, quận Ba Đình, mở điểm phát lương thực miễn phí cung cấp cho người dân vùng ngập ngoài đê sông Hồng.
1 tuần trước - Hà Nội- Ngày 12/9, chính quyền và các đơn vị của phường Phúc Xá, quận Ba Đình, mở điểm phát lương thực miễn phí để cung cấp cho người dân vùng ngập khu vực cửa khẩu Tân Ấp.
1 tuần trước - Hà Nội- Ngày 12/9, chính quyền và các đơn vị của phường Phúc Xá, quận Ba Đình, mở điểm phát lương thực miễn phí để cung cấp cho người dân vùng ngập khu vực cửa khẩu Tân Ấp.
6 ngày trước - “Khẩn cấp, khẩn cấp, toàn thể bà con có nhà ven sông dọc quốc lộ 37 sơ tán người, tài sản lên nhà văn hoá“, giọng ông Phạm Xuân Tiến xé toang màn đêm thôn Tiên Phong trong ngày nước lũ đổ về hồ Thác Bà ở mức báo động đỏ.
1 tuần trước - Làm giàn giáo, gác ván lên rồi đưa thóc lúa, trâu bò, chó mèo lên cao, người dân thôn Hòa Bình và An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, đang cố gắng cứu vớt tài sản trong biển lũ.
Xem tin bài khác
56 phút trước - Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão số 4 khiến một số tuyến đường tại H.Hướng Hóa (Quảng Trị) sạt lở gây cản trở giao thông.
1 giờ trước - Hai phó thủ tướng cùng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án.
1 giờ trước - Tối 19-9, Đồn biên phòng Đắc Pring (Bộ đội biên phòng Quảng Nam) cho biết sau nhiều giờ huy động cán bộ chiến sĩ cùng lực lượng địa phương, toàn bộ dân ở thôn 56B, xã Đắk Pre (huyện Nam Giang) đã được sơ tán tới nơi an toàn.
1 giờ trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn, quan trọng, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc đối với hòa bình,...
2 giờ trước - Trong quá trình tránh trú bão số 4 ở Khánh Hoà, một ngư dân Bình Định trượt chân ngã đập đầu vào thành tàu cá rồi rơi xuống biển, tử vong