ttth247.com

Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết lãnh 21 năm tù

Chiều 5-8, sau 14 ngày xét xử và nghị án, Tòa án nhân dân Hà Nội đã đưa ra phán quyết với cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 người khác trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết là người chủ mưu cầm đầu

Ông Trịnh Văn Quyết bị tòa tuyên phạt 3 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán và 18 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng mức hình phạt tòa tuyên đối với ông Quyết là 21 năm tù.

Bản án xác định giai đoạn 2017-2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái là Trịnh Thị Minh Huế cùng nhiều nhân viên FLC mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty.

Sau đó những người này mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng nhằm thao túng thị trường chứng khoán với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.

Hành vi thao túng các mã cổ phiếu tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm FLC. Qua đó Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây thiệt hại 723 tỉ đồng cho các nhà đầu tư.

Riêng ngày 10-1-2022, ông Quyết dù không công bố thông tin theo quy định nhưng đặt bán hơn 76,7 triệu cổ phiếu FLC và khớp lệnh 74,8 triệu, thu về gần 1.700 tỉ đồng.

Ở tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan tố tụng xác định ông Quyết nâng khống vốn điều lệ của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, nhằm thu tiền của các nhà đầu tư.

Các bị cáo gây mất niềm tin trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán.

Công ty Faros được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỉ đồng. Đến giai đoạn 2014-2016, ông Quyết làm thủ tục tăng khống vốn điều lệ cho doanh nghiệp này từ con số ban đầu lên tận 4.300 tỉ đồng, tương đương 430 triệu cổ phần.

Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của các nhà đầu tư.

Đối với các bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt của các nhà đầu tư số tiền đặc biệt lớn, gây mất niềm tin cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán. 

Trong đó bị cáo Quyết là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội nên cần phải xử lý nghiêm. 

Các bị cáo khác là đồng phạm giúp sức, "thông qua thị trường chứng khoán, các bị cáo đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây mất niềm tin của các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán, gây bức xúc trong xã hội, vì vậy cần có đường lối xử lý tương xứng…", bản án nêu.

Đối với các bị cáo thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đã thực hiện tội phạm trong thời gian dài với nhiều mã cổ phiếu khác nhau, các mảng thời gian khác nhau, có nhiều hành vi thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm độc lập, vì vậy phải chịu tình tiết năng nặng.

Về tình tiết giảm nhẹ, bị cáo Trịnh Văn Quyết được xem xét nhiều tình tiết như thành khẩn khai báo, tích cực khắc phục hậu quả. 

Tòa ghi nhận ông Quyết cùng tập đoàn FLC trong quá trình hoạt động đã đầu tư, xây dựng nhiều dự án lớn tại vùng sâu vùng xa, kinh tế khó khăn như Bình Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa... Từ đó tạo ra hàng nghìn công ăn việc làm, trong nhiều năm, góp phần tích cực vào kinh tế của các địa phương. 

Đến nay ông Quyết được các địa phương, và nhiều người gửi đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

25.800 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS bán ra lần đầu được xác định là bị hại 

Hội đồng xét xử cho hay hơn 25.000 nhà đầu tư là những người đã bỏ tiền thật ra mua cổ phiếu ROS (cổ phiếu của Công ty Faros) mà không biết bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm dùng thủ đoạn gian dối nâng khống giá trị cổ phiếu để chiếm đoạt tiền của mình. 

Thực tế, Trịnh Văn Quyết đã chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của các nhà đầu tư. 

Do đó, hơn 25.800 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS bán ra lần đầu như đã nêu trên được xác định là bị hại.

Số cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán từ ngày 1-9-2016 đến ngày 5-9-2022 đã bị hủy niêm yết. 

Đến nay có hơn 63.000 nhà đầu tư còn đang sở hữu cổ phiếu ROS, không tính số cổ phiếu do các bị cáo đứng tên.

Hội đồng xét xử xác định những nhà đầu tư này không trực tiếp mua cổ phiếu của Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm bán ra đợt đầu, không bị các bị cáo lừa đảo trực tiếp nên không được xác định là bị hại.

Tuy nhiên, theo tòa sơ thẩm, họ là những người đang sở hữu cổ phiếu ROS bị nâng khống giá trị, "phần nào chịu hậu quả của những hành vi đó", do đó cần đưa các nhà đầu tư này vào vụ án với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để xem xét bảo đảm quyền lợi cho họ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Viện kiểm sát xác định cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết có vai trò chủ mưu, chỉ đạo thực hiện hành vi sai phạm trong vụ án, ghi nhận thái độ muốn khắc phục hậu quả nhưng đến nay mới nộp hơn 200 tỉ là "không đáng kể" so với thiệt...
1 tháng trước - Hà Nội- 14h, TAND Hà Nội bắt đầu công bố bản án sơ thẩm với cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 đồng phạm, sau 7 ngày xét hỏi và 7 ngày nghị án.
1 tháng trước - Thông tin mới xử vụ Trịnh Văn Quyết, FLC; 10 tấn cá chết nổi trắng hồ tại Đà Nẵng; mưa lớn và sạt lở đất ở Sơn La làm 9 người chết và mất tích... là những tin nóng 24 giờ qua.
1 tháng trước - Cựu chủ tịch HOSE Trần Đắc Sinh cho biết từ khi làm việc đến khi nghỉ hưu chỉ mong thị trường chứng khoán phát triển, tuy nhiên ông bị 'một con vi rút lừa đảo chui qua tất cả các cửa để cuối cùng bị phạm tội như ngày hôm nay'.
1 tháng trước - Hà Nội- Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga khai làm theo chủ trương của anh trai Trịnh Văn Quyết, ký các tài liệu "không biết là gì" do em gái Trịnh Thị Minh Huế đưa song không được hưởng lợi.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Lần theo lời khai của thiếu niên 16 tuổi Đinh Hoàng Thuận - bị bắt khi mang ma túy đi bán, cảnh sát phát hiện đường dây cung cấp "hàng" cho nhiều dân chơi.
3 giờ trước - Mỹ- Mất bố từ năm 11 tuổi, hai chị em Angela và Andrea quyết tâm tìm kiếm sự thật sau 17 năm vụ án chìm vào quên lãng, dù có phải gõ cửa từng nhà để cầu xin thông tin.
3 giờ trước - Gần đây công việc ở công ty tôi không đều nên thu nhập giảm sút. Tôi định nghỉ việc, mở quán ăn tại nhà kết hợp với bán online cho cư dân sống trong khu chung cư.
5 giờ trước - Một cán bộ thuộc BQL dự án và Phát triển quỹ đất huyện Minh Hóa bị tạm giữ để điều tra nghi có liên quan đến một vụ án vi phạm quy định về quản lý, đấu thầu trong dự án cây xanh.
5 giờ trước - Đà Nẵng- Nguyễn Vĩnh Sơn, 31 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển SQ Vĩnh Phát, bị phạt 20 năm tù vì chiếm đoạt hơn 21 tỷ đồng để chơi chứng khoán, tiền ảo.