ttth247.com

Dân Quảng Nam phải sơ tán trong đêm vì núi xuất hiện vết nứt

11 hộ với hơn 40 người dân ở xã biên giới xã Đắc Pre, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, phải di dời đêm 19/9 vì ngọn đồi sau khu dân cư xuất hiện vết nứt.

Ông Bhát Châu, Bí thư Đảng ủy xã Đắc Pre, cho biết ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão, mấy ngày qua khu dân cư thôn 56B mưa lớn. Chiều 19/9, người dân phát hiện vết nứt kéo dài hơn 120 m, rộng gần 1m, sâu 1-5 m. "Khu vực này do ngấm nước, nguy cơ sạt trượt bất cứ lúc nào", ông Châu nói.

11 nhà dân ở dưới khu đồi xuất hiện vết nứt. Ảnh: Văn Vinh

11 nhà dân ở dưới khu đồi ở xã Đắc Pre xuất hiện vết nứt. Ảnh: Văn Vinh

Chính quyền phối hợp với Đồn Biên phòng Đắc Pring huy động lực lượng sơ tán người và tài sản của bà con đến nơi an toàn trong đêm. Một tổ công tác làm nhiệm vụ thường trực, sẵn sàng phối hợp với lực lượng tại chỗ, kịp thời xử lý khi có tình huống nguy hiểm.

Chính quyền xã Đắk Pre báo cáo sự việc để huyện Nam Giang khảo sát và có phương án tiếp theo.

Vết nứt dài hơn 120 m. Ảnh: Văn Vinh

Vết nứt dài hơn 120 m. Ảnh: Văn Vinh

Cách xã Đắc Pre hơn 200 km, đất đá sạt lở ở huyện Nam Trà My tràn vào hàng chục ngôi nhà. Chính quyền sơ tán 51 hộ dân với 164 người đến nơi an toàn. Mưa lũ khiến 4 tuyến đường liên xã bị sạt lở gây ách tắc giao thông. Ba điểm trường bị sạt lở đất phía sau.

Tại xã Trà Cang, 19 hộ dân với 93 người làng Tak Chay bị sạt lở, nền nhà nứt toác có nguy cơ sập đổ. Chính quyền sơ tán người dân ở xen ghép và tháo dỡ nhà cửa di dời.

Lực lượng chức năng dỡ nhà người dân àng Tak Chay di dời. Ảnh: Sơn Thủy

Lực lượng chức năng dỡ nhà người dân làng Tak Chay di dời chiều 19/9. Ảnh: Sơn Thủy

Ông Trần Văn Mẫn, Phó chủ tịch huyện Nam Trà My, cho biết gần 1.400 người gồm bộ đội, công an, đội xung kích được huy động ứng phó mưa bão. Huyện đã tích trữ 300.000 kg gạo; 1.200 thùng mì tôm, lương khô dự trữ tại các nhà kho của xã, trường học, nhà kho thôn, các cửa tiệm tạp hóa và trong nhân dân. Huyện xác định 39 khu dân cư có nguy cơ sạt lở với hơn 5.000 người dự kiến sơ tán.

Sáng nay, Quảng Nam trời hửng nắng. 372.000 học sinh từ mầm non đến lớp 12 đã đến trường học sau một ngày nghỉ. Nhiều tuyến đường thấp trũng bị ngập nước đã rút, phương tiện lưu thông bình thường.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nước sông Hồng dâng nhanh, tràn vào khu dân cư ven sông ở quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm; chính quyền hạn chế xe tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
1 tuần trước - Yên Bái- Tới đầu ngõ gặp xoáy nước sâu chảy dồn từ mặt đường xuống dốc, chị Trần Thị Tần vứt xe lại rồi lội bộ về nhà sơ tán đồ, nhưng vẫn không kịp.
6 giờ trước - Bão số 4 đổ bộ vào đất liền và suy yếu, nhưng các địa phương miền Trung đã cảnh giác ứng phó cao độ, di dời dân trước nỗi ám ảnh sạt lở từng xảy ra trước đó…
1 tuần trước - Nước dâng nhanh, ngập đến ngực trong đêm tại ngõ 176 Nghi Tàm (Tây Hồ), Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất... khiến người dân trắng đêm di dời tài sản.
1 ngày trước - Mưa lớn kéo dài liên tục từ tối 17.9 đến cả ngày 18.9 khiến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế bị ngập úng diện rộng. Bên cạnh đó, các địa phương đều chủ động lên phương án để ứng phó với bão số 4.
Xem tin bài khác
35 phút trước - UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng.
36 phút trước - Trong lúc chạy xe máy đi làm vườn, hai mẹ con ở huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) bị cây ngã đè khiến người con tử vong, người mẹ bị thương.
36 phút trước - Sau cơn bão số 4, hàng tấn ngao dạt vào bờ biển ở huyện Diễn Châu, Nghệ An. Người dân đổ xô đi nhặt ngao và xem đây là lộc trời.
36 phút trước - Do mưa lớn kéo dài, lưu lượng nước về các hồ chứa tăng nên một số hồ chứa tại Hà Tĩnh bắt đầu xả tràn điều tiết nước.
36 phút trước - Cụm cống Cái Lớn - Cái Bé và cống Xẻo Rô ở Kiên Giang đóng 5 ngày để ứng phó triều cường và hỗ trợ tiêu úng, ngập do ảnh hưởng bão số 4.