ttth247.com

Đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp cải thiện mức sinh

Ủy ban Kinh tế cảnh báo nhiều quốc gia rơi vào tình trạng "già trước khi giàu" do mức sinh quá thấp và đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp ở cấp độ quốc gia.

Sáng 21/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Ủy ban đánh giá mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức thay thế và có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, khu vực. Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc thực hiện các mục tiêu theo Nghị quyết của Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới.

Theo ông Thanh, Việt Nam đang chuyển giao từ thời kỳ "già hóa dân số" sang "dân số già". Theo ước tính của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, đến ngày 7/1, dân số của Việt Nam là hơn 99 triệu người (chiếm 1,23% dân số toàn thế giới), đứng thứ 3 (sau Indonesia, Philippines) trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, thứ 15 trên toàn thế giới (giảm hai bậc so với cách đây 10 năm).

Tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ. Theo dự báo, với mức sinh trung bình như hiện nay, năm 2024, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 0,93% và sẽ giảm còn 0,73% năm 2029, 0,63% năm 2034, 0,55% năm 2039 và còn 0% vào năm 2069.

Quá trình già hóa dân số của Việt Nam được dự báo đến nhanh hơn dự kiến. Từ năm 2036 cho tới hết thời kỳ dự báo, dân số cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) cao hơn dân số trẻ em (0-14 tuổi). "Già hóa dân số là xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia thời gian tới, do đó, rất cần có những giải pháp phù hợp để không rơi vào tình trạng già trước khi giàu", ông Thanh nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu sáng 21/10. Ảnh: Media Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đọc báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế xã hội sáng 21/10. Ảnh: Media Quốc hội

Cơ quan này cũng lo ngại trong tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn chưa được cải thiện. Tỷ số giới tính của trẻ mới sinh năm 2024 ước là 112,3 bé trai/100 bé gái, không đạt chỉ tiêu tại Nghị quyết của Trung ương 111,2 bé trai/100 bé gái. Mất cân bằng giới tính khi sinh gây ảnh hưởng lâu dài đến cơ cấu dân số Việt Nam cũng như dẫn tới hậu quả về xã hội và nhân khẩu học; là một trong những nguyên nhân gây bất bình đẳng giới.

Tại dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất trao quyền tự quyết thời gian, khoảng cách sinh và số con cho các cặp vợ chồng, đảm bảo phù hợp điều kiện sức khỏe, thu nhập. Đây là thay đổi căn bản so với Pháp lệnh Dân số hiện hành, quy định "mỗi cặp vợ chồng, cá nhân sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định".

Theo Bộ Y tế, trao quyền quyết định số lượng con cái cho các ông bố bà mẹ sẽ tránh được tình trạng mức sinh xuống quá thấp gây già hóa dân số, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Nhà nước cần bảo đảm ngân sách để hỗ trợ, khuyến khích lợi ích vật chất, tinh thần cho người dân thực hiện chính sách. UBND tỉnh thành tham mưu, trình HĐND hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách khuyến khích, hỗ trợ vật chất, tinh thần cho các vợ chồng nhằm duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.

Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM, trước đó đề xuất 11 chính sách nhà nước cần làm để khuyến khích các gia đình sinh con, trong đó có "tiền lương đủ sống cho gia đình 4 thành viên có hai người đi làm", tức là thu nhập của hai người đi làm đủ nuôi chính họ và hai người phụ thuộc.

Cùng với đó, Nhà nước cần thực thi đồng bộ các chính sách khác như phát triển thị trường nhà ở có tính cạnh tranh để đảm bảo người lao động có thể thuê, mua được nhà; cải thiện điều kiện làm việc cho phụ nữ có con nhỏ; phổ cập giáo dục mầm non, nhận trẻ từ 3 tháng tuổi; để người dân tự quyết định số con và thời gian sinh con.

Sơn Hà

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị ngành y tế cần quyết liệt hơn vì thực tế, tư nhân vẫn nhập vắc xin và tiêm được trong khi hệ thống nhà nước lại nói khó khăn, vướng mắc và chậm trễ.
1 tháng trước - Chiều 8-9, các Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn và Lê Thành Long đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các tỉnh cơn bão đi qua.
1 tuần trước - Ngày 7.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp 38, cho ý kiến các báo cáo công tác dân nguyện tháng 9, giải quyết kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp 7 và báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV sắp tới.
1 tuần trước - Ngày 9.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về báo cáo kết quả KT-XH năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025. Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn dự và cho ý kiến tại phiên họp.
1 tuần trước - Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh không để kéo dài tình trạng thiếu vắc xin, thiếu thuốc, vật tư tiêu hao, thiết bị, bởi từ đó dẫn đến chênh lệch giá, phát sinh tiêu cực.
Xem tin bài khác
18 phút trước - Theo dự báo, trong 2 ngày tới, khu vực các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa - Phú Yên có mưa lớn với lượng mưa phổ biến từ 40 - 120 mm, có nơi trên 180 mm. Cảnh báo khu vực này có mưa cường suất lớn (>150 mm/6giờ).
18 phút trước - Tự xưng là cảnh sát hình sự và in cả giấy triệu tập, nhóm 3 đối tượng đã yêu cầu 2 cô gái ở Bắc Kạn phải đưa 1 tỉ đồng để bỏ qua vụ án đánh bạc qua mạng.
18 phút trước - Đơn vị tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham dự gói thầu số 5 thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh (Khánh Hòa) có nhiều dấu hiệu giả mạo.
18 phút trước - Hiện nay, Biển Đông đang có gió mạnh, sóng lớn do ảnh hưởng của không khí lạnh. Dự báo, từ ngày 23 - 25.10, trên biển khả năng cao sẽ có hoạt động của áp thấp nhiệt đới hoặc bão.
18 phút trước - 'Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để HTV tái cơ cấu và trở thành cơ quan báo chí đa truyền thông', ông Cao Anh Minh, Tổng giám đốc Đài Truyền hình TP.HCM, cho biết.