ttth247.com

Đề xuất người ngoài ngành quân đội, công an được tham gia gìn giữ hòa bình

Bộ Quốc phòng đề xuất huy động cán bộ, công viên chức tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc để nâng cao trình độ, kỹ năng phục vụ cho nhiệm vụ.

Tại báo cáo đánh giá tác động dự thảo Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Bộ Quốc phòng cho hay cán bộ tham gia gìn giữ hòa bình hiện nay được lấy từ các đơn vị trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Việc này dẫn đến lực lượng còn hạn chế, không thu hút, nâng cao trình độ nhân sự.

Trong khi đó, Liên Hợp Quốc luôn khuyến khích sự tham gia của dân sự nhằm khai thác tối đa trình độ chuyên môn. Họ được kỳ vọng có thể xây dựng hòa bình ngay lập tức sau xung đột hoặc cải thiện các vấn đề về an sinh cho người dân.

Nếu chính sách này được thông qua, Bộ Quốc phòng cho rằng Nhà nước sẽ huy động được nguồn nhân lực phong phú, xây dựng lực lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.

Cán bộ, chiến sĩ thuộc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3 lên đường sang châu Phi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Ảnh: Giang Huy

Cán bộ, chiến sĩ thuộc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3 lên đường sang châu Phi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Ảnh: Giang Huy

Chính sách này cũng hướng đến đường lối đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; đề cao hình ảnh thân thiện, tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp của lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Việt Nam.

Theo Bộ Quốc phòng, việc bổ sung cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước vào diện được cử tham gia gìn giữ hòa bình đã được thể hiện tại Đề án tổng thể năm 2012 của Bộ Chính trị. Thể chế hóa điều này trong Luật đòi hỏi sửa đổi một số nội dung tại các luật Cán bộ, công chức; Viên chức; Tổ chức Chính phủ; Tổ chức chính quyền địa phương.

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Chính phủ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ được điều động về cơ quan, đơn vị cũ công tác. Do đó, chính sách này không tác động quá nhiều đến tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, không làm phát sinh tổ chức trung gian, không làm tăng biên chế.

Về huấn luyện, đào tạo, Bộ Quốc phòng cho biết Liên Hợp Quốc có cơ chế, chính sách đối với viên chức dân sự của Chính phủ được cử làm nhiệm vụ. Các nhân sự này vẫn phải qua quá trình tuyển chọn, đào tạo và đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu của Liên Hợp Quốc tương tự như lực lượng vũ trang.

Góp ý nội dung này, Ban Đối ngoại Trung ương đề nghị Bộ Quốc phòng xác định rõ vai trò, lộ trình tham gia của lực lượng dân sự khi tham gia gìn giữ hòa bình, bảo đảm tính chặt chẽ. Văn phòng Quốc hội đề nghị rà soát, đánh giá toàn diện về các trường hợp công dân Việt Nam tham gia gìn giữ giữ hòa bình, để làm cơ sở xây dựng chính sách.

Từ tháng 6/2014, Việt Nam cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Đến nay, hơn 1.000 lượt sĩ quan đã đi thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ UNMISS (Nam Sudan), Phái bộ MINUSCA (Cộng hòa Trung Phi), Phái bộ UNISFA (khu vực Abyei), Phái bộ EUTM RCA (Phái bộ huấn luyện của Liên minh châu Âu tại Trung Phi) và Trụ sở Liên Hợp Quốc.

Các sĩ quan được điều phối thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cá nhân như tham mưu quân sự, huấn luyện, trang bị; sĩ quan liên lạc; quan sát viên quân sự; sĩ quan điều phối quân - dân sự; sĩ quan truyền thông; sĩ quan quân lương, sĩ quan cảnh sát cá nhân tại Phái bộ.

Hiện nay, việc triển khai lực lượng làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình được thực hiện theo Nghị quyết 130/2020 của Quốc hội, nhưng quá trình thực hiện phát sinh nhiều hạn chế. Quy trình triển khai, tuyển chọn, đào tạo lực lượng chưa đầy đủ, chặt chẽ. Việc bảo đảm nguồn lực, tài chính; chế độ, chính sách đãi ngộ cho các sĩ quan chưa đáp ứng được tình hình thực tiễn.

Dự thảo Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2025) và thông qua tại kỳ họp thứ 10.

Sơn Hà

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Bộ Quốc phòng đề xuất huy động cán bộ, công viên chức tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc để đề cao hình ảnh thân thiện, tinh thần trách nhiệm.
1 tháng trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Sáng 29.8, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
1 tháng trước - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký công điện số 88 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.
1 tháng trước - Tính đến 20h tối 9-9, lực lượng cứu nạn, cứu hộ tỉnh Cao Bằng đã tìm thấy 17 người thiệt mạng do lũ, sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình, ngoài ra còn có gần 20 nạn nhân đang bị mất tích.
Xem tin bài khác
26 phút trước - Để phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng phải đi trước một bước. Thế nhưng rất nhiều dự án cầu đường chậm tiến độ, hệ quả là kẹt xe, khó thu hút đầu tư, tăng thêm chi phí.
26 phút trước - Theo thượng tá Đoàn Văn Quới, phó trưởng Phòng PC08, việc vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại làm giảm đáng kể khả năng tập trung quan sát, phán đoán và tốc độ phản ứng của người lái xe, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
1 giờ trước - Để góp thêm tiếng nói, tìm kiếm giải pháp phát triển thị trường dược phẩm trong nước bằng công cụ chuyển đổi số, báo Tuổi Trẻ phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội thảo Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số.
1 giờ trước - TP.HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam đang trong đợt triều cường cao nhất năm, lặp lại mốc lịch sử 1,8m của tháng 9-2019.
1 giờ trước - Sáng 18-10, phiên đấu giá điểm mỏ cát ĐB2B ở xã Điện Thọ (Điện Bàn, Quảng Nam) bắt đầu và được kết thúc lúc… 4h08 phút tảng sáng 19-10. Giá khởi điểm 1,4 tỉ đồng nhưng chốt phiên tới 370 tỉ đồng.