ttth247.com

Đề xuất tăng thuế rượu bia ít nhất 10%

Hai bộ Tài chính, Y tế đề xuất lộ trình tăng giá bán rượu bia ít nhất 10% theo khuyến nghị của WHO nhằm giảm tỷ lệ sử dụng và ngăn tác hại sức khỏe.

Đề xuất này được đưa vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), dự kiến tháng 10 lấy ý kiến Quốc hội và thông qua vào tháng 5/2025.

Quy định hiện hành, Việt Nam áp dụng mức thuế suất tỷ lệ trên giá bán ra của nhà sản xuất và nhà nhập khẩu. Theo đó, thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu từ 20 độ trở lên và bia là 65%, còn rượu dưới 20 độ là 35%. Song, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuế rượu bia ở Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 30% giá bán lẻ, trong khi các nước tỷ trọng 40-85% giá bán lẻ. Do đó, WHO khuyến nghị cần tăng giá bán lẻ ít nhất 10%.

Vì vậy, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án tăng thuế đối với rượu bia. Phương án 1: Giá bán năm 2026 tăng 2-3% so 2025, các năm tiếp theo giá bán tăng 2-3%/năm so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập.

Phương án 2: Giá bán năm 2026 tăng 10% so 2025, các năm tiếp theo giá bán tăng 2-3%/năm so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập.

So sánh tác động của hai phương án, Bộ Tài chính nghiêng về phương án 2 bởi cho rằng phương án này có tác dụng tăng giá, giảm khả năng chi trả sản phẩm rượu, bia mạnh hơn. Phương án này cũng tác động cao hơn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia và giảm các tác hại liên quan do lạm dụng chúng.

Tại hội thảo Sự cần thiết phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có đường, do Bộ Y tế tổ chức sáng 20/9 bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết cũng thiên về phương án 2, đồng thời nhìn nhận thuế và giá rượu, bia ở Việt Nam hiện thấp. Thời gian qua, Việt Nam tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia theo lộ trình năm 2016-2018, song sức mua vẫn tăng do thu nhập tăng nhanh trong khi giá tăng rất chậm. Do vậy, tình hình sử dụng rượu, bia vẫn ở mức cao.

Cụ thể, sản lượng bia tăng từ 3,526 tỷ lít (năm 2015) lên 4,593 tỷ lít (năm 2019); rượu cũng tăng từ 310,3 triệu lít lên 331,7 triệu lít trong cùng thời gian này. Năm 2022, sản lượng bia là 4,4 tỷ lít và sản lượng rượu là 315 triệu lít/năm, theo Tổng cục thống kê.

Còn điều tra của WHO năm 2021 cho thấy hơn 64% nam giới và gần 10% nữ giới sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua. Tỷ lệ uống rượu bia ở mức nguy hại rất phổ biến, đặc biệt ở nam hơn 28%.

Rượu bia là căn nguyên gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích, như rối loạn sử dụng rượu bia, tổn thương gan, xơ gan, làm trầm trọng tổn thương do virus viêm gan C, viêm tụy cấp tính và mạn tính, bệnh tim mạch, ung thư, thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông... Vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục tăng thuế để tăng giá bán lẻ rượu, bia, hạn chế tiếp cận mặt hàng này.

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế. Ảnh:

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, tại hội thảo sáng 20/9. Ảnh: N.Phương

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đề xuất tăng thuế đối với thuốc lá, đồ uống có đường. Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, cho rằng dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đưa các mặt hàng này vào, là tín hiệu đáng mừng.

"Luật này là sự đấu tranh mâu thuẫn lợi ích rất lớn giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ chăm sóc sức khỏe, tăng thu cho ngân sách", bà Thủy nói, thêm rằng Bộ Y tế liên tục nhận được thư kiến nghị về việc giảm thuế, giãn lộ trình tăng thuế. Tuy nhiên, Bộ cũng nhận được đề nghị từ WHO và nhiều tổ chức về chính sách tăng mức thuế hơn nữa đảm bảo tiệm cận với các nước trong khu vực và bảo vệ sức khỏe người dân.

Lê Nga

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
4 giờ trước - Thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường được xếp vào nhóm các sản phẩm có hại cho sức khỏe. Các chuyên gia cho rằng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng này là rất cần thiết để giảm gánh nặng bệnh tật trong tương lai.
1 tháng trước - Các chuyên gia đề xuất Việt Nam nên bổ sung thuế tuyệt đối với thuốc lá, từ đó giảm tỷ lệ người tiêu thụ sản phẩm này.
2 ngày trước - Theo một báo cáo mới về chỉ số chi tiêu và tiết kiệm tiêu dùng của MassMutual, gần 1/4 gen Y và gen Z trong độ tuổi từ 18 đến 43 không có con, không có ý định trở thành cha mẹ, chủ yếu là vì lý do tài chính.
1 tháng trước - Nhiều quốc gia đã chi hàng tỷ đô la để khuyến sinh, song cuộc sống hiện đại quá nhiều áp lực khiến lập gia đình và sinh con trở thành quyết định rủi ro.
1 tháng trước - Sinh hai con trước tuổi 35, chị Nguyễn Thiện Hân, ngụ huyện Châu Thành, được UBND tỉnh Tiền Giang tặng giấy khen kèm hỗ trợ một triệu đồng.
Xem tin bài khác
4 phút trước - Thông qua phân tích dữ liệu hàng trăm nghìn bệnh nhân khắp thế giới, một nhóm các nhà nghiên cứu y khoa đã phát hiện ra rằng, nhiều căn bệnh được cho là khởi phát do sự cô đơn. Công trình khoa học này được công bố trên tạp chí Nature...
37 phút trước - Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
1 giờ trước - Là đối tác chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam hơn một thập kỷ qua, Takeda đã gắn bó sâu sắc và mang đến nhiều giải pháp phòng ngừa, điều trị tiên tiến, góp phần cải thiện sức khỏe cho người dân.
1 giờ trước - Kháng thuốc là một trong 10 mối đe dọa toàn cầu, trong đó có Việt Nam, khi 1/3 số thuốc kháng sinh sử dụng ở nước ta được cho là "không phù hợp".
1 giờ trước - Tôi hay bị nghẹt mũi một bên, chảy nước mũi, cảm giác khó thở. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh gì, điều trị thế nào? (Hồng Anh, Bến Tre)