ttth247.com

Đề xuất thành lập cơ quan thanh tra di sản văn hóa

Theo đó, cơ quan thanh tra về di sản văn hóa được thành lập ở cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở T.Ư. Cơ quan này có nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Đề xuất thành lập cơ quan thanh tra di sản văn hóa- Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Di sản văn hóa (sửa đổi) chiều 23.10

ẢNH: GIA HÂN

Chiều 23.10, tiếp tục kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, quá trình thảo luận, có ý kiến rằng quy định về thanh tra di sản văn hóa đã được quy định tại luật Thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan, do đó nếu quy định như dự thảo luật sẽ dẫn đến chồng chéo.

Để tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản gửi Chính phủ có ý kiến, đề xuất phương án về sự cần thiết thành lập thanh tra di sản văn hóa tại dự thảo luật hay quy định tại nghị định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, nếu có thành lập thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa.

Ngày 22.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được văn bản trả lời của Chính phủ. Theo đó, Chính phủ cho rằng, lĩnh vực quản lý nhà nước về di sản văn hóa là lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội.

Trên thực tế, một số vi phạm trong lĩnh vực di sản văn hóa xảy ra nhưng chưa được xử lý hoặc xử lý chưa thỏa đáng, vẫn còn có hiện tượng bị mất di vật, cổ vật; di sản bị xâm hại, làm sai lệch; địa điểm khảo cổ không được bảo vệ.

Việc xây dựng công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực di tích gây ảnh hưởng xấu đến yếu tố gốc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích. Vì vậy, Chính phủ đề nghị quy định về thanh tra di sản văn hóa tại dự thảo luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Trên cơ sở ý kiến của Chính phủ, ông Vinh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý, tiếp thu quy định về thanh tra di sản văn hóa như dự thảo luật.

Điều 18 luật Thanh tra quy định thanh tra tổng cục, cục được thành lập thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước mà tổng cục, cục được phân cấp quản lý. Với di sản văn hóa là Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ VH-TT-DL.

Tuy nhiên, tại Nghị định số 03 năm 2024 của Chính phủ quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì lĩnh vực di sản văn hóa không có chức năng thanh tra chuyên ngành.

Tuy nhiên, khi dự thảo luật Di sản văn hóa (sửa đổi), cả cơ quan soạn thảo lẫn cơ quan thẩm tra đều cho rằng, lĩnh vực quản lý nhà nước về di sản văn hóa là lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Việc thành lập thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa là cần thiết. Do đó, đề xuất thành lập cơ quan thanh tra di sản văn hóa.

Nên cân nhắc việc thành lập thanh tra di sản văn hóa?

Góp ý vấn đề này, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị cần cân nhắc việc thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa.

Theo đại biểu Đồng Tháp, lý do đề xuất thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa là thời gian qua nhiều vi phạm chưa được xử lý hoặc xử lý chưa thỏa đáng, vẫn còn trường hợp để mất di vật, cổ vật, hư hại di sản văn hóa.

"Liệu rằng thành lập thanh tra thì có bảo vệ được cổ vật, tránh việc bị đánh cắp hay hư hỏng như thời gian qua không? Thời gian qua cổ vật bị mất mát, hư hại là do cơ quan thanh tra, chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước quản lý lỏng lẻo. Bộ VH-TT-DL đã có cơ quan thanh tra của bộ, cần phát huy để thực hiện hiệu quả, không nhất thiết phải thành lập thêm cơ quan thanh tra di sản văn hóa", đại biểu Hòa nêu, đồng thời cho rằng, việc thành lập thêm cơ quan thanh tra sẽ làm tăng thêm biên chế.

"Nên chăng giao Chính phủ. Chính phủ thấy cần thiết thì quy định, không thì không quy định chứ không nên ghi trong luật", ông Hòa kiến nghị.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Chính phủ có ý kiến chính thức về việc sẽ quy định thanh tra di sản văn hóa ở dự Luật Di sản văn hóa sửa đổi hay sửa nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra.
3 tuần trước - Ngày 28-9, tiếp tục phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương
3 tuần trước - TP Huế trực thuộc Trung ương được lập trên cơ sở nguyên trạng diện tích, dân số của Thừa Thiên Huế, hai quận mới dự kiến thành lập là Phú Xuân và Thuận Hóa.
4 ngày trước - Muốn kiểm soát tài sản cán bộ hiệu quả, một hệ thống quy định chặt chẽ, để không chỉ dựa trên sự trung thực của đối tượng được kiểm soát, là hết sức cần thiết.
1 tháng trước - Hơn 1 năm triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội, nhiều cơ chế đặc thù đi vào cuộc sống giúp TP.HCM đạt nhiều chỉ tiêu quan trọng, tạo nền tảng để phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Xem tin bài khác
35 giây trước - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa trình Thủ tướng phương án nghỉ lễ năm 2025. Bộ này đề xuất nghỉ lễ dịp Quốc khánh 4 ngày, dịp lễ 30/4 - 1/5 nghỉ 5 ngày.
39 giây trước - Trong quá trình nghiệm thu PCCC cơ sở kinh doanh karaoke An Phú, cán bộ phụ trách không thực hiện nghiệm thu đúng quy định
49 giây trước - 10 giờ 30 phút sáng 23/10 (giờ địa phương, tức 14h30 theo giờ Việt Nam), sau 8 giờ 30 phút bay, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Kazan, Liên bang Nga, bắt đầu các hoạt động...
30 phút trước - Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn từ 2 làn xe lên 4 làn xe.
30 phút trước - Bạn đọc phản ánh nhiều năm nay, đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP.HCM trở thành nỗi ám ảnh của người dân do thường xuyên ùn ứ vào giờ cao điểm.