ttth247.com

Đến nhà bạn ăn cơm, nhìn thấy bát nước chấm, tôi rùng mình muốn buông đũa

Vừa ngồi vào mâm, tôi hào hứng gắp thức ăn vì đang đói. Nhưng khi nhìn bát nước chấm, tôi bỗng rùng mình, mất hết hứng thú ăn uống.

Tôi có người bạn khá thân từ thời đại học. Sau này ra trường đi làm, cả hai vẫn giữ mối quan hệ tốt. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ thường tụ tập bên ngoài chứ không đến nhà nhau. Lần này bạn mời tôi đến nhà chơi và ở lại ăn cơm, tôi cũng vui vẻ nhận lời.

Vì phải đi làm buổi sáng nên gần trưa tôi mới đến nhà bạn. Khi tôi đến thì cơm canh đã sẵn sàng. 

Mâm cơm được bày ra khá thịnh soạn, có 4-5 món ngon lành. Đang đói nên nhìn món nào tôi cũng thấy hấp dẫn. Nhưng khi nhìn bát nước mắm, tôi có chút rùng mình.

Bát nước chấm thừa khiến tôi rùng mình. Ảnh minh họa: FP

Trong bát nổi đầy váng mỡ, còn dính chút rau giống như được để từ hôm trước. Tự nhiên tôi thấy sợ, mất cảm giác ngon miệng.

Tôi vốn không thích chấm chung vì sợ mất vệ sinh và có thể lây bệnh. Đi ăn hàng, tôi luôn xin một bát chấm riêng nhưng đến nhà người khác tôi không dám yêu cầu. Tôi liếc nhìn các món ăn và gắp nhưng chẳng dám đụng vào bát nước chấm.

Bữa cơm vì vậy không còn ngon nữa. Đã thế, mẹ bạn còn liên tục dùng đũa cá nhân gắp thức ăn cho tôi.

Bữa cơm hôm đó dù thịnh soạn nhưng tôi phải ăn trong trạng thái miễn cưỡng, cố ngồi cho xong bữa. Về đến nhà, bụng tôi đói cồn cào. 

Hôm sau, tôi tâm sự với một người bạn khác về suy nghĩ của mình. Cậu ấy nói nhiều gia đình có thói quen giữ lại nước chấm. Họ tiếc một chút mắm thừa nên không đổ đi, hôm sau dùng tiếp. Có nhà để đồ thừa lại rồi hôm sau cho đồ mới vào nấu cùng.

Thật ra, tôi cũng biết đó là thói quen của họ, là cách ăn uống bấy lâu nay khó thay đổi nhưng tôi không thể chấp nhận và thích nghi với việc đó.

Trong chuyện ăn uống, ngoài món ngon thì cảm giác vệ sinh, an toàn, yên tâm là rất quan trọng.

Sau bữa ấy tôi về suy nghĩ mãi. Có lẽ từ nay bạn bè chỉ nên rủ nhau ra hàng ăn chứ không nên đến nhà ai cả. Vì mỗi nhà có một thói quen, ví dụ như, tôi không thích người khác gắp đồ ăn cho mình nhưng người ta cứ gắp mà mình không ăn thì lại thành vô duyên. Biết đâu tình cảm bạn bè cũng vì những chuyện nhỏ ấy mà bị ảnh hưởng?

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Giữa tình yêu thương và sự so sánh, cô gái tìm thấy giá trị bản thân trong gia đình.
2 tuần trước - Cô gái cao 1m26, nặng 25kg đã vượt hơn 1.100km từ Gia Lai ra Bắc Ninh thăm nhà bạn trai. Chị không ngờ chuyến đi liều lĩnh ấy đã mang đến hạnh phúc hiện tại.
3 ngày trước - Suốt 3 ngày không thể liên lạc với chồng, Linh lo lắng mất ăn mất ngủ, người luôn trong trạng thái thất thần. Khoảnh khắc chồng trở về nhà, người vợ Lào Cai bật khóc vì hạnh phúc.
1 tháng trước - Tình thương của cha mẹ với con cái luôn sắt son, trọn vẹn và không gì có thể so sánh được. Nhưng có mấy ai nhận ra điều đó mà chỉ đến lúc nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ.
1 tuần trước - Sau 5 năm mới gặp lại, chồng cũ ngỏ lời đề nghị làm tôi suy nghĩ nhiều đến mất ăn mất ngủ.
Xem tin bài khác
28 phút trước - Lười tắm, người đàn ông đã phải trả giá đắt khi vợ kiên quyết ly hôn chỉ sau 40 ngày kết hôn.
34 phút trước - Còn hơn 3 tháng nữa mới đến Giáng sinh nhưng một số quán cà phê tại TP.HCM đã trang trí không gian có mô hình ông già Noel, cây thông, tuyết trắng... Không gian được trang trí Giáng sinh tại những quán cà phê thu hút người trẻ đến check-in.
34 phút trước - Để có 10 triệu đồng nộp tiền học cho cháu nội Hoàng Yến Linh, bà Trương đã bán đi đàn heo con, vét đến hạt tiêu cuối cùng được 30kg… nhưng vẫn không đủ, mà phải nhờ cậy thêm bà con, xóm giềng.
1 giờ trước - Bằng đôi bàn tay khéo léo, chàng trai Tây Ninh đã “hô biến” các chất liệu tự nhiên, quen thuộc như tre, trúc, gáo dừa thành những món đồ trang trí thủ công có một không hai.
1 giờ trước - Sinh ra trong gia đình không ai học ĐH, anh Dư Hoàng Khang (27 tuổi, quê Sóc Trăng) trở thành du học sinh bậc thạc sĩ ngành quản trị truyền thông với chương trình 2 năm tại University of Wroclaw (Ba Lan). Anh cũng đang tham gia kỳ học...