ttth247.com

Đến từng nhà vận động học sinh đi học sau bão số 3

Cha mẹ học sinh không dám cho con đi học, thầy cô phải đến từng nhà vận động, lấy nhà đa năng làm chỗ ngủ cho các em.

Không dám ở nhà bán trú

Ngày 20-9, ông Tẩn Lá Ú, thôn Nậm Giang 2, xã Nậm Chạc (Bát Xát), chạy xe máy đến Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở tìm thầy giáo để "hỏi cho ra nhẽ" chuyện thầy cô để các em ngủ ở nhà bán trú.

Ông Ú không có con học ở trường mà có hai người cháu học tại trường này. Nghe tin khu nhà bán trú bị ta luy sau trường sạt xuống làm hỏng hai lớp học, ông Ú không yên tâm.

Đến nơi, biết được cháu mình không phải ở dãy nhà bán trú mà ngủ ở nhà đa năng của nhà trường cách đó hơn trăm mét, ông Ú mới tạm yên tâm.

"Sạt thế này không thể ở được! Nếu để cháu tôi ngủ ở nhà này thì tôi bảo anh em không cho cháu đi học, bao giờ có nhà mới thì đi học. Sạt lở chết người sợ lắm!" - ông Ú nói.

Dãy nhà bán trú 7 phòng đã bị đất đá trên đồi sạt xuống làm hỏng mất hai phòng. Khu nhà vệ sinh và cả dãy nhà cũng nằm trong vùng nguy hiểm. Phía sau dãy nhà, mái ta luy cao quá nóc đã nứt nẻ, một góc tràn xuống làm bức tường của hai phòng học bị nứt vỡ, nước chảy vào trong phòng.

Thầy Phương Việt Cường, hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Nậm Chạc, cho hay rất may hôm ấy là ngày nghỉ, không có học sinh ở bán trú. Đất đai sạt xuống như vậy mà có nhiều học sinh ở trường thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Thầy Cường cho biết cả người dân trong xã và giáo viên chưa từng chứng kiến một trận thiên tai nào lớn đến vậy. Lở đất khắp nơi, con đường chính vào xã không chỗ nào không có bùn đất. Nhà hỏng, cây đổ, mất điện, mất sóng liên lạc, thiếu lương thực... cả tuần trời. Đến nay nhiều người vẫn chưa hết hoảng loạn. Cứ thấy cây đổ, nước chảy xiết là giật mình bỏ chạy.

Khi có thông báo đưa học sinh trở lại trường học, nhiều cha mẹ học sinh đến tận trường phản đối. Họ lo lắng khi các em phải ở căn nhà bán trú mà phía sau đồi đất đã "há mồm", có thể tràn xuống vùi lấp căn nhà cấp bốn bất cứ lúc nào.

Thầy cô vượt núi vận động học sinh đi học

Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Nậm Chạc có khoảng 600 học sinh, trong đó có 400 em ở bán trú. Một số thôn đến giờ vẫn không liên lạc được, nhà trường cử các thầy cô đi bộ, vượt qua các điểm sạt lở đến từng nhà vận động học sinh.

Những năm trước, cứ vào tháng 8 là thầy cô phải đến tận các thôn, lên tận các lán trên nương của bà con để thống kê, vận động học sinh tới lớp. Năm nay, đây là lần thứ hai thầy cô phải vượt núi, lội suối, qua các đoạn sạt lở để vận động học sinh đi học.

Phụ huynh luôn muốn con em mình được đến trường. Đi học có chế độ bán trú, ăn no hơn đi nương. Nhưng họ lại sợ quả đồi sau trường đã "há mồm" có thể sạt xuống vùi lấp dãy nhà ký túc xá nên nhiều phụ huynh phản đối hoặc ngần ngại cho con đi học.

Thậm chí nhiều nhà không dám ngủ ở nhà mà chuyển đến nhà văn hóa thôn để ngủ. Ban ngày đi làm, về nhà dọn dẹp, chăn gà, chăn lợn. Tối đến lại bồng bế nhau ra nhà văn hóa thôn ngủ vì sợ sạt đất, lũ quét.

Thầy cô họp bàn, lấy nhà đa năng để làm chỗ ngủ cho học sinh. Căn nhà rộng thường ngày dùng làm nơi học thể chất, hội trường, diễn văn nghệ... tối đến cho học sinh trải chiếu ra ngủ. Dãy nhà an toàn vì xa ta luy, mái chắc chắn là chỗ ở an toàn duy nhất lúc này.

Anh Thào Láo Sang (ở thôn Suối Thầu, xã Nậm Cang) có một con đang học lớp 5 ở Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Nậm Chạc. Anh Sang cứ đến thứ sáu chạy xe máy đến trường đón con về nhà, chiều chủ nhật lại đưa con đi học.

Anh Sang cũng đến trường, trèo lên quả đồi sau trường xem xét. Chỉ khi biết được con mình không phải ngủ ở dãy nhà ký túc sát ta luy anh mới tạm yên tâm.

"Mình muốn con mình được học cái chữ để sau này không phải khổ như mình. Nhưng cho đi học thì sợ sạt lở, mà đưa đón con thì đường xa quá. Chỉ mong được Nhà nước quan tâm xây cho cái nhà mới cho các con mình được ở để yên tâm đi học" - anh Sang nói.

Theo thầy hiệu trưởng Phương Việt Cường, toàn bộ khu nhà vệ sinh và dãy nhà bảy phòng học bị ảnh hưởng. Biện pháp trước mắt là để học sinh ngủ ở nhà đa năng, nhưng về lâu dài phải kè ta luy, xây sửa lại dãy lớp học.

"Nếu xây mới, để chuyển học sinh ra ở chỗ khác thì rất khó vì xã miền núi thiếu đất ở. Quy hoạch của địa phương cũng khó tìm nơi có mặt bằng đủ rộng. Theo tôi thì tốt nhất là hạ cấp và xây kè để quả đồi phía sau trường không bị sạt.

Vừa kè, vừa xây lại hai phòng đã hỏng, vẫn sử dụng được các phòng khác cho học sinh ở. Kinh phí của địa phương không đủ để làm việc này, chúng tôi không biết học sinh còn phải ngủ ở nhà đa năng đến bao giờ" - thầy Cường chia sẻ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Sách giáo khoa cũng là thứ được nhiều cá nhân, các nhóm thiện nguyện tính đến trong danh mục hàng cứu trợ gửi đến các địa phương vùng bị bão lũ. Quyên góp và trao tặng sách có quá khó không? Làm sao để tặng đúng sách học sinh cần?
1 tháng trước - Chiều qua 17.9, lễ ký kết Chương trình tiếp sức trở lại trường hỗ trợ trẻ em hậu bão số 3 (Yagi) - "Nối vòng tay ấm" diễn ra đầy ấm áp, xúc động tại tòa soạn Báo Thanh Niên.
1 tháng trước - Dọn dẹp tạm ổn để học sinh đi học trở lại, các trường vùng bão lũ lại có trăm nghìn mối lo để tái thiết trường học.
1 tuần trước - Giấy báo thu và thanh toán tháng 9-2024 của một học sinh Trường tiểu học Lương Thế Vinh, TP Thủ Đức, TP.HCM có tới 15 khoản thu với tổng số tiền lên đến 3.081.000 đồng.
1 tháng trước - Trong năm học mới này, những ngôi trường "đẹp như mơ" trở thành điểm nhấn cảnh quan của thành phố Đà Nẵng, đồng thời kích thích thẩm mỹ, khiếu sáng tạo và cảm hứng học tập cho học sinh.
Xem tin bài khác
12 phút trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...
42 phút trước - Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chụp tin nhắn của giáo viên gửi trong nhóm phụ huynh với nội dung từ chối nhận quà ngày 20/10 và 20/11.
3 giờ trước - Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa sẽ được cấp học bổng khuyến khích học tập như sinh viên chính quy.
3 giờ trước - Trung tâm công nhận văn bằng bằng (Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT) nêu ra 6 trường hợp văn bằng liên kết đào tạo chưa hoặc không được công nhận.
3 giờ trước - Cơ quan công an đã làm việc với Trường THCS Trường Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) để xác minh, xử lý thông tin lan truyền trên mạng xã hội, có nội dung nhà trường “dằn mặt“ phụ huynh bằng cách bắt học sinh lao động, dọn vệ sinh đến 19h,...