ttth247.com

Đi cùng ước mơ: Vượt bóng tối, tôi muốn cho đi

Hơn bốn năm qua, Lôi Trường Giang (25 tuổi) - sinh viên ngành luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM - vẫn miệt mài dạy tin học miễn phí cho những học sinh khiếm thị như mình.

Mở giáo án dạy tin học ứng dụng trên laptop, Trường Giang kê điện thoại sát tai để nghe phần mềm hỗ trợ người khiếm thị đọc màn hình. Rồi anh gửi đường link truy cập nhắc học trò sẽ có tiết học buổi sáng với mình.

Đi tìm ánh sáng đời mình

Hai chị em Trường Giang được xác định do ảnh hưởng của chất độc da cam. Từ bé, cậu chỉ có thể nhìn mọi thứ xung quanh với đôi mắt mờ. Đến tuổi đi học, Giang không thể viết được chữ như người sáng mắt nên đã rời quê Đồng Nai đến ở một mái ấm tại Sài Gòn và theo học trường dành cho người khiếm thị.

Lên lớp 3, mái ấm mở lớp tin học, Giang bắt đầu làm quen với những phần mềm máy tính hỗ trợ người khiếm thị. Tính hiếu kỳ, cậu học trò đã nhiều lần khám phá các phần mềm khiến chúng báo lỗi rồi tự mày mò tìm cách sửa. Lúc ấy, mắt Giang vẫn còn có thể nhìn thấy mờ mờ.

Cuộc sống những tưởng cứ thế êm đềm trôi cho đến một ngày mưa năm Giang 18 tuổi, thị lực của cậu biến mất vĩnh viễn. Giang nhớ đó là một sáng chủ nhật, đang ngồi học với máy tính, hình ảnh trước mắt bỗng nhiên tối sầm lại. Cậu bạn hoảng loạn vô cùng khi tất cả chỉ còn là bóng tối.

"Thời điểm đó mình khá tiêu cực, muốn buông bỏ mọi thứ. Khi dần trấn tĩnh lại, mình nhớ có bao người xung quanh dù không nhìn thấy vẫn sống tốt, còn giúp đỡ cho cộng đồng. Điều đó khiến mình tự thấy không việc gì phải buồn vì cũng chỉ là chịu thêm một xíu thiệt thòi nữa thôi" - cậu sinh viên luật điềm tĩnh chia sẻ.

Hồi học THPT, Giang và nhiều bạn đồng cảnh ngộ không ghi chép được chính xác công thức hay ký hiệu thầy cô giảng trên lớp. Nên ngoài giờ học luôn phải nhờ người hỗ trợ mới có thể tiếp thu bài tốt hơn.

Vậy là Giang cùng anh Hoàng Minh Trí - chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị khu vực phía Bắc - đã sáng lập dự án cộng đồng dành cho người khiếm thị MPVI (Mentorship for People with Vision Impairment - tạm dịch: tư vấn cho người khiếm thị). Dự án này trở thành cầu nối giữa các tình nguyện viên dạy học với các bạn học sinh khiếm thị khắp cả nước.

Đi cùng ước mơ: Giang muốn theo nghề luật

Giờ học bắt đầu, Giang dùng hai chiếc tai nghe. Chiếc có dây được cắm vào laptop để nghe giáo án bên tai phải. Chiếc không dây kết nối với điện thoại bên tai trái để nghe học sinh phản hồi. Vừa dạy lý thuyết, Giang vừa cho học sinh thực hành với yêu cầu mở loa ngoài để thầy kiểm tra.

Buổi học nào cũng vậy, Giang luôn hỏi đi hỏi lại học sinh đã hiểu bài chưa. "Anh Giang rất nhiệt tình, đã hỗ trợ mình rất nhiều. Mình muốn học là anh sẵn sàng dạy, truyền đạt rất chi tiết. Chỗ nào chưa hiểu, anh sẽ giảng lại liền" - Nguyễn Thị Ngọc Lan (học sinh lớp tin học ứng dụng) - kể.

Ngoài bám sát kiến thức trong giáo trình tin học dành cho người khiếm thị, Giang tìm thêm kiến thức mở rộng cho học trò. Có những buổi học, thầy Giang say sưa dạy đến ba tiếng mà không biết mệt.

"Mình thường cho các bạn trao đổi và thực hành cùng mình luôn. Với kiến thức nào mà học sinh tìm được mẹo gì đó hay hơn, mình sẽ mời các bạn chia sẻ trong buổi học để cùng học lẫn nhau" - anh thầy tình nguyện cười.

Lôi Trường Giang muốn trở thành luật sư, anh muốn đi cùng ước mơ đó của mình. Đó là lý do ở tuổi 25, bạn vừa bước vào năm 4 sinh viên luật. "Mình muốn hỗ trợ người yếu thế trong xã hội và vẫn tiếp tục dạy tin học miễn phí cho người khiếm thị như hiện tại" - Giang bày tỏ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Ngọc Ngân, 18 tuổi, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre, gửi thư ứng tuyển học bổng “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ đã viết những lời tha thiết: “May mắn không tự nhiên rơi xuống, nên em muốn tự tạo ra may mắn để cứu cuộc đời mình”.
1 tuần trước - Đôi mắt bị mù lòa khi đang là cậu sinh viên năm thứ hai, Cương không vì nghịch cảnh mà nhụt chí, chàng trai trẻ đã phấn đấu để vẫn có thể cống hiến cho xã hội, mở ra mô hình làm chổi đót giúp đỡ những người bị khuyết tật.
2 tuần trước - Học Trung tâm giáo dục thường xuyên, Quang Ánh đứng thứ 2 toàn huyện Gio Linh, điểm xét tuyển đại học 27,76 kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay.
2 tuần trước - Học Trung tâm giáo dục thường xuyên, Quang Ánh đứng thứ 2 toàn huyện Gio Linh, điểm xét tuyển đại học 27,76 kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay.
1 tháng trước - Để có tiền theo đuổi việc học và trang trải cuộc sống, từ nhỏ đến lớn, cô học trò nghèo đã phải làm rất nhiều việc, từ bắt ốc, chạy bàn, rửa chén thuê đến tự làm đồ thủ công để bán, dạy kèm cho bạn…
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Nước lũ vừa rút, ông Lương lao vào dọn khu chuồng trại, xử lý hậu quả của 13.000 con gà bị nhấn chìm, để chuẩn bị tái đàn.
2 giờ trước - Ngoài căn nhà gỗ được trang trí theo phong cách mộc mạc, cô gái còn trồng thêm hoa, cỏ cây ở xung quanh vườn, tạo không gian sống rộng 300m2 đẹp nên thơ, trong lành giữa Đà Lạt.
4 giờ trước - Ngày mai 17.9 sẽ diễn ra lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết 'Tiết kiệm điện thành thói quen lần 2: Những chuyện hay tôi kể' do Báo Thanh Niên và Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) tổ chức.
5 giờ trước - Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn của người Việt, diễn ra vào rằm tháng Tám âm lịch. Dịp này, nhiều bạn trẻ muốn được trở lại với trung thu xưa qua những món đồ chơi truyền thống.
6 giờ trước - Sau bão số 3, cùng với rác thải sinh hoạt, một khối lượng lớn rác thải là cây xanh bị gãy đổ khiến việc xử lý rác ở TP.Hải Phòng trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian. Dự kiến, đến ngày 18.9, các lực lượng chức năng của thành phố sẽ hoàn...