ttth247.com

Địa phương than khó phân loại rác tại nguồn

Hà Nam kêu lúng túng trong việc phân chia rác thành 3 hay 5 loại, Thanh Hóa nói thiếu nhân lực quản lý lĩnh vực này, thiếu xe chuyên chở rác đã phân loại.

Ngày 16/8, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt. TP Hải Phòng, nơi thí điểm phân loại rác tại nguồn ở 57 xã, phường thuộc các quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An, An Dương từ năm 2016, được giới thiệu là điển hình để các địa phương học tập.

Hiện Hải Phòng mỗi ngày phát sinh gần 2.000 tấn rác, trong đó đô thị khoảng 830 tấn chôn lấp hợp vệ sinh, 120 tấn tái chế; nông thôn 740 tấn xử lý hợp vệ sinh. Thành phố lập Phòng Quản lý chất thải rắn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chuyên giải quyết vấn đề phân loại rác.

Ông Phạm Văn Thuấn nói tại hội thảo. Ảnh: Gia Chính

Ông Phạm Văn Thuấn nói tại hội thảo. Ảnh: Gia Chính

Ông Phạm Văn Thuấn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng, cho biết đã đi hơn 30 địa phương học tập kinh nghiệm nhưng khi thực hiện vẫn phải mò mẫm, làm đến đâu rút kinh nghiệm đến đó. "Tôi kinh qua quản lý các mảng đất đai, đo đạc, bản đồ, đến rác thải là thấy khó nhất. Dù được đánh giá cao, thành phố chưa dám nhận là mô hình tốt để các tỉnh học tập", ông nói.

Phó giám đốc Thuấn dẫn chứng một hợp tác xã ở Hải Phòng mỗi ngày thu gom được 40 tấn rác, sau khi người dân phân loại chỉ phải chuyển đến bãi xử lý 28 tấn. Trong 28 tấn đó có thể ủ phân hữu cơ một nửa, nhưng quy trình chưa đồng bộ khiến công ty xử lý phải huy động nhân lực xé túi nylon đựng rác vứt sang một bên gây ô nhiễm và phát sinh chi phí.

Ngoài ra, ông Thuấn cho rằng việc duy trì mô hình đã thành công không dễ do nhiều nơi chưa thành nề nếp, chính quyền vẫn phải cử người giám sát.

Ông Nguyễn Quang Nghiệp, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam, chia sẻ tỉnh gặp khó ngay từ khi lấy ý kiến để ban hành quy định quản lý chất thải rắn vào tháng 9 tới. Lúc lấy ý kiến bằng văn bản thì các ban ngành, huyện đều đồng ý, nhưng tổ chức hội thảo thì hầu hết huyện bàn lùi, nêu khó khăn như chưa đồng bộ hạ tầng, thiếu văn bản hướng dẫn.

Ông Nguyễn Quang Nghiệp nói về khó khăn triển khai phân loại rác. Ảnh: Gia Chính

Ông Nguyễn Quang Nghiệp nói về khó khăn triển khai phân loại rác. Ảnh: Gia Chính

Ngay việc phân chia rác thành mấy loại cũng nhận ý kiến trái chiều. Sở Tài nguyên và Môi trường dự kiến phân thành ba loại, trong đó loại rác thải khác thì chia thành rác thải cồng kềnh và nguy hại nên thực tế sẽ là 5 loại. Tuy nhiên, nhiều đơn vị mong muốn chỉ chia rác thành ba loại hoặc ít hơn.

Vấn đề thu gom rác vào bao bì để tính khối lượng theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng khiến Hà Nam "đau đầu". Mỗi ngày tỉnh phát sinh 400 tấn rác, nếu sản xuất túi tự phân hủy để đựng với đơn giá 10.000 đồng một túi thì mỗi năm sẽ phát sinh 145 tỷ đồng. Trong khi đó năm 2024, toàn bộ kinh phí xử lý rác từ thu gom, vận chuyển, phân loại toàn tỉnh chỉ 210 tỷ đồng.

"Nếu thêm túi thì đội lên số tiền rất lớn. Chúng tôi đang tham mưu người dân chỉ cần phân loại và buộc kín rác bằng túi nylon, túi vải, bao tải. Sau này các đơn vị thu gom rác tái chế tùy vào nhu cầu có thể phát túi riêng", ông Nghiệp nói.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa chỉ ra khó khăn về nhân lực và nguồn lực. Tỉnh có 27 đơn vị hành chính, dân số 4,2 triệu, mỗi ngày phát sinh 2.500 tấn rác thải sinh hoạt. Trong khi đó cấp Sở hiện chỉ có 13 biên chế ở hai phòng kiểm soát ô nhiễm và tổng hợp, chưa có phòng quản lý chất thải rắn.

Ngoài ra, Thanh Hóa chưa thể thí điểm phân loại rác do tại TP Thanh Hóa có một khu xử lý rác thải tập trung, nhưng chưa thể hoạt động. Các đơn vị thu gom hiện chỉ có một loại xe nên việc thu theo rác phân loại cũng gặp nhiều khó khăn.

Các thùng chứa rác phân loại ở Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông

Các thùng chứa rác phân loại ở Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên lại chỉ ra khó khăn về chính sách. "Tôi có thể bị kỷ luật bất kỳ lúc nào vì được tỉnh giao hết tháng 8 phải đấu thầu được nhà máy điện rác, nhưng hiện vẫn chưa làm được điều gì", ông nói. Nguyên nhân là vướng nhiều quy định đấu thầu, quy hoạch điện cũng như thiếu chính sách ưu tiên nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư.

"Phân loại, xử lý rác là lĩnh vực đặc biệt vì tính chất xã hội nên Chính phủ cần có ưu tiên nhất định về thuế, cơ chế để thu hút nhà đầu tư", lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên kiến nghị.

Ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Kiểm soát ô nhiễm môi trường, nói phân loại rác là vấn đề khó do phải thay đổi ý thức cộng đồng cũng như đòi hỏi nguồn lực đầu tư đồng bộ nên không thể thực hiện trong một sớm, một chiều. Hiện các tỉnh triển khai thí điểm, sau đó tổng kết và nhân rộng. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang tổng kết, trong tháng 9 báo cáo Chính phủ để gỡ một số vướng mắc.

Mỗi ngày cả nước phát sinh gần 68.000 tấn rác, trong đó đô thị hơn 38.000 tấn, nông thôn gần 30.000 tấn. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024 tất cả địa phương phải triển khai việc phân loại rác tại nguồn.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 ngày trước - Trước áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ mạnh thành bão số 4 và đang hướng vào vùng biển Quảng Trị - Đà Nẵng, bà con miền Trung đang cấp tập chuẩn bị ứng phó.
1 tháng trước - Quảng Nam- Để trả lời câu hỏi trùng tu Chùa Cầu theo phương án hạ giải (toàn bộ) hay từng phần, TP Hội An đã mất hơn 10 năm với nhiều hội thảo lấy ý kiến.
1 tháng trước - Kiểm tra một kiện hàng được gửi từ Đức về Việt Nam bằng dịch vụ chuyển phát nhanh, công an phát hiện 2,7 kg ma túy giấu bên trong máy hút bụi.
6 ngày trước - Hàng trăm đoàn viên, thanh niên đã tỏa đi khắp các tuyến đường trung tâm của thành phố Yên Bái, phối hợp với các lực lượng bộ đội, công an chung tay cùng người dân khắc phục hậu quả sau trận mưa lũ lịch sử.
1 tháng trước - Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang nói việc phòng chống tội phạm trên không gian mạng, công nghệ cao phức tạp, là vấn đề lâu dài, đòi hỏi trách nhiệm bộ ngành, địa phương, cả hệ thống chính trị.
Xem tin bài khác
52 phút trước - Mưa lớn khiến lưu lượng nước về hồ tăng nhanh nên Nhà máy thủy điện Hố Hô và 2 hồ chứa nước thủy lợi ở Hà Tĩnh đã tiến hành xả tràn điều tiết nước để đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du.
1 giờ trước - Hôm nay (20/9), mưa lớn còn tiếp tục ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hoá, trọng tâm là khu vực phía nam Nghệ An đến Quảng Bình. Lũ đã xuất hiện trên sông Gianh, gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông.
1 giờ trước - Con Vát tiến lên bãi sình lầy giữa dòng suối ở thôn Làng Nủ, dù đi nhanh nhưng nó cũng thối lui rất lẹ, phản xạ bằng trực giác. Nó có sự từng trải nhất trong số 8 chú chó nghiệp vụ đang tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ lũ...
1 giờ trước - Ngày 19/9, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Hoà Bình có văn bản báo cáo UBND tỉnh về sự cố công trình xây dựng trong quá trình khai thác sử dụng tại cầu Ngòi Móng.
1 giờ trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mang những thông điệp lớn, quan trọng tới Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng LHQ khóa 79.