ttth247.com

Dịch sâu róm ở Nghệ An có thể chấm dứt trong tháng 8

Nhà chức trách dùng nhiều biện pháp như bẫy đèn, phun thuốc sinh học nên hiện sâu róm giảm mạnh, dự kiến cuối tháng 8 dịch chấm dứt.

Ngày 17/8, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An cho biết theo quy luật một năm tồn tại 4 thế hệ sâu róm, hiện sâu cắn phá ở thế hệ thứ 3, đang tập trung làm kén. Giữa tháng 8, sâu chuẩn bị kết thúc lứa, khả năng phát triển thêm không đáng kể. Sau khi phun thuốc, cán bộ Chi cục hôm qua đã kiểm tra, ghi nhận sâu giảm mạnh, dự kiến cuối tháng này không còn.

Ông Trần Văn Trường, Phó ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc, cho hay đầu tuần tới đơn vị sẽ đặt 12 bẫy đèn chiếu sáng nhằm dẫn dụ tiêu diệt sâu róm trưởng thành tại những khoảnh rừng bị cắn phá nặng. Cụ thể sẽ đào hố kích thước 3 m, bên dưới rải dầu khoáng và đặt đèn chiếu lên rừng dụ sâu về. Bướm sâu nhìn thấy ánh sáng sẽ lao đến và bị dính bẫy không thể thoát ra.

"Phương pháp này hiệu quả. Bắt được nhiều sâu trưởng thành thì sau này lượng trứng và sâu non sẽ giảm, đến thế hệ sau sâu xuất hiện ít hơn", ông Trường nói.

Sâu róm tàn phá hơn 750 ha rừng

Hiện trạng rừng thông phòng hộ ở huyện Nghi Lộc bị sâu róm tàn phá. Video: Hùng Lê

Theo ông Trường, trước đây rừng thông ở huyện Yên Thành xuất hiện dịch sâu róm, nhưng thời gian ngắn sau đó phục hồi và không ảnh hưởng đến thảm thực vật xung quanh. Cây thông trong rừng đến nay trồng hơn 20 năm, khoảng hai tháng nữa ra lá mới, tái sinh bình thường.

Thời điểm này ngoài bẫy đèn, đơn vị cũng phối hợp với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng để phun thuốc bột sinh học trên những diện tích có mật độ sâu trung bình. "Địa hình Nghi Lộc dốc, nhiều rãnh khe do quá trình xói lở. Nếu dùng drone phun thuốc sẽ đạt hiệu quả, tuy nhiên cần kiến nghị cơ quan quản lý cấp trên xem xét bố trí máy móc", ông Trường cho hay.

Cơ quan chuyên môn cũng tính đến trường hợp để thiên địch diệt sâu róm. Thiên địch của sâu róm là các loài như ong mắt đỏ, bọ ngựa, bọ xít, chim... Tuy nhiên, ông Trường nói thiên địch chỉ duy trì tự nhiên, không phải vùng nào cũng có. Những điểm mật độ sâu róm lên cao thì nằm ngoài khả năng khống chế của thiên địch, vì thế cần phun thuốc không có hóa học để tránh nguy hại đến cây.

Sâu róm bám trên cây thông tại rừng phòng hộ ở huyện Nghi Lộc. Ảnh: Hùng Lê

Sâu róm bám trên cây thông tại rừng phòng hộ ở huyện Nghi Lộc. Ảnh: Hùng Lê

Dịchsâu róm xuất hiện tại các cánh rừng thông trên địa bàn Nghi Lộc từ giữa tháng 7. Vòng đời sâu róm khoảng 50 ngày, hiện đã đến thế hệ thứ 3. Đến nay, 300 ha rừng thông ở các xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Xá bị sâu ăn trụi lá, mật độ khoảng 350-400 con một cây. 450 ha rừng thông trải dài trên 17 xã khác cũng bị sâu tấn công với mức độ trung bình, mật độ 150-200 con một cây. Một số điểm nhỏ lẻ là 10-30 con một cây.

Nguyên nhân vừa qua trời nhiều sương mù, nắng mưa thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho sâu róm sinh trưởng mạnh. Hiện sâu ăn, cắn phá lá thông một chu kỳ, nếu để sâu phát triển thêm nhiều chu kỳ có thể nguy hại đến cây.

Sâu róm hay còn gọi là sâu lông, khi trưởng thành có lông chứa độc tố.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Cuộc ly hôn nào cũng ít nhiều mang đến nỗi đau, đặc biệt là đối với những người có nhiều kỳ vọng và đầu tư cho mối quan hệ đó.
1 tháng trước - Ngày còn đi học, tôi thuộc một bài thơ khuyết danh về Lạng Sơn, có mấy câu thế này: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/Có Nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh/Ai lên xứ Lạng cùng anh/Bõ công bác mẹ sinh thành ra em/Tay cầm bầu rượu nắm nem/Mải vui quên hết...
1 tháng trước - Dịch sâu róm lan rộng trong khoảng 1 tháng qua ở Nghệ An đã khiến hơn 750 ha rừng thông bị tấn công, trong đó khoảng 300 ha rừng đã bị sâu ăn trụi lá.
1 tháng trước - Nghệ An- Hơn 750 ha rừng thông phòng hộ ở huyện Nghi Lộc bị sâu róm xâm hại, ăn trụi cành lá, có nguy cơ chết khô.
1 tuần trước - Làm giàn giáo, gác ván lên rồi đưa thóc lúa, trâu bò, chó mèo lên cao, người dân thôn Hòa Bình và An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, đang cố gắng cứu vớt tài sản trong biển lũ.
Xem tin bài khác
10 phút trước - Trong cơn mưa to, cây me cao hơn 10 mét bật gốc, đè nhiều xe máy trên đường Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM).
10 phút trước - Người chồng chạy xe máy chở vợ và con nhỏ đi làm vườn, khi đang băng qua rừng không may bị cây rừng ngã đổ đè trúng khiến cháu bé 2 tuổi tử vong, người vợ bị thương.
25 phút trước - Ngày 19-9, báo Tuổi Trẻ đăng bài 'Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM: Đường rộng gấp 2,5 lần mới xếp đủ số xe đang quản lý', nêu thực tế tình trạng đường sá TP.HCM đang quá tải, kẹt xe và cách giải quyết bài toán nan giải (tạm thời lẫn lâu dài).
25 phút trước - Theo quy định trình tự kiểm tra của Bộ Công Thương, cán bộ quản lý thị trường phải đọc quyết định và giao quyết định cho tài xế trước khi khám xe.
28 phút trước - Liên quan đến những đám mây có màu đỏ lạ trên bầu trời tỉnh Lào Cai, TS TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai vừa có chia sẻ khẳng định vấn đề này không liên quan đến vấn đề tâm linh như đồn đoán.