ttth247.com

Điều trị bàng quang tăng hoạt ít xâm lấn

Thay đổi lối sống, dùng thuốc, tiêm botox cơ bàng quang, kích thích thần kinh chày là những cách điều trị bàng quang tăng hoạt không hoặc ít xâm lấn.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp quá mức không đúng lúc khiến người bệnh thường xuyên đi tiểu, lượng nước tiểu ít, tiểu gấp không kiểm soát, tiểu són, tiểu không tự chủ...

ThS.BS.CKI Nguyễn Văn Nghĩa, Đơn vị Niệu Nữ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM và Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, cho biết bệnh có thể điều trị bằng nhiều phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, từ không xâm lấn tới xâm lấn. Trong đó, các phương pháp ít xâm lấn bao gồm:

Thay đổi lối sống: Đây là biện pháp đầu tiên giúp người bệnh cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, giảm triệu chứng bệnh. Thay đổi lối sống được thực hiện theo phương pháp sau:

Chế độ dinh dưỡng: Người mắc bệnh bàng quang tăng hoạt cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống kích thích bàng quang tăng hoạt động như cà phê, trà, rượu bia, soda, đồ uống có gas; các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi, cà chua...; thức ăn cay, chocolate đen...

Ghi nhật ký bàng quang: Ghi chép nhật ký mỗi lần đi tiểu giúp người bệnh và bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và theo dõi tốt hơn hiệu quả của các phương pháp điều trị đang áp dụng.

Tập trì hoãn đi tiểu: Mỗi khi có cảm giác muốn đi tiểu, người bệnh nên cố gắng trì hoãn đi tiểu. Bài tập này có thể cải thiện khả năng giữ nước tiểu của bàng quang, giảm số lần đi tiểu. Thời gian nhịn tiểu có thể 1-2 phút rồi tăng dần.

Hẹn giờ đi tiểu: Người bệnh luyện tập đi tiểu vào một khung giờ nhất định, khoảng 2-3 giờ một lần để tạo thói quen đi tiểu đúng giờ cho bàng quang.

Tập sàn chậu: Mục đích cải thiện sức mạnh hệ cơ sàn chậu, củng cố khả năng nâng đỡ các cơ quan bàng quang, niệu đạo, tử cung..., làm thư giãn bàng quang để giảm triệu chứng tiểu nhiều lần, són tiểu. Tập sàn chậu có thể tập tại nhà hoặc tập với máy tập. Tuy nhiên cơ vùng chậu rất khó để tự tập chính xác, người bệnh nên tập với máy dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, sau đó mới tự tập tại nhà.

Bác sĩ Nghĩa tư vấn cách điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt. Ảnh: Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7

Bác sĩ Nghĩa tư vấn cách điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt. Ảnh: Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7

Dùng thuốc theo toa: Khi các biện pháp thay đổi lối sống không mang đến hiệu quả như mong muốn, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc kê đơn. Tác dụng của thuốc giúp làm giãn cơ bàng quang, giảm hoạt động co bóp của bàng quang khi chưa đầy, qua đó giảm triệu chứng tăng hoạt.

Tiêm botox vào bàng quang: Botox có tác dụng thư giãn cơ của thành bàng quang, giảm tiểu gấp và tiểu không tự chủ. Bác sĩ sử dụng ống tiêm nhỏ chuyên dụng, thông qua nội soi, đưa lượng nhỏ botox vào cơ bàng quang. Một liệu trình tiêm có hiệu quả khoảng 6-9 tháng tùy trường hợp, do thuốc giảm tác dụng theo thời gian.

Kích thích thần kinh: Phương pháp này đưa các xung điện đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động co bóp của bàng quang nhằm điều hòa lại hoạt động, từ đó cải thiện triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Hiện có hai loại kích thích thần kinh gồm kích thích thần kinh cùng (nằm ở tủy sống) và kích thích thần kinh chày (nằm ở chân). Trong đó, kích thích thần kích chày được ứng dụng phổ biến hơn. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang triển khai phương pháp điều trị kích thích thần kinh chày với phác đồ điều trị khoảng 30-60 phút/ lần/ tuần trong 12 tuần. Bệnh nhân không cần nhập viện và được về trong ngày.

Theo bác sĩ Nghĩa, bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Không ít người bệnh có triệu chứng nặng phải mang tã, băng vệ sinh cả ngày, dẫn đến tự ti, ngại tiếp xúc xã hội. Về lâu dài, bệnh có thể phát sinh một số vấn đề sức khỏe như viêm loét, ngứa, phát ban da xung quanh vùng kín; nhiễm trùng tiểu, tăng nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi và tăng nguy cơ tái phát sau điều trị.

Bác sĩ Nghĩa khuyên người có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt cần đến bệnh viện khám, xác định mức độ, chẩn đoán nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ đúng và kiên trì theo phác đồ bác sĩ đưa ra để đạt hiệu quả, giảm nguy cơ diễn tiến nặng, tái phát bệnh.

Thắng Vũ

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Dùng thuốc, tiêm botox cơ bàng quang, kích thích thần kinh chày, phẫu thuật là những phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt phổ biến.
1 tháng trước - Són tiểu gây nhiều phiền toái, bất tiện, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng sống của phụ nữ nhưng nhiều người ngại điều trị.
3 tuần trước - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn ưu tiên các phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý ngoại tiêu hóa, gan - mật - tụy, thận, tiết niệu, hậu môn trực tràng, ung bướu… mang đến hiệu quả điều trị vượt trội cho...
1 tháng trước - Nhiễm trùng tiểu, tiểu không tự chủ, bàng quang tăng hoạt, sa tạng chậu, sỏi là các bệnh đường tiểu mà phụ nữ dễ mắc phải.
1 tháng trước - Nhờ kỹ thuật hiện đại, chi phí thấp hơn so với nhiều nước, không ít người từ nước ngoài đã về Việt Nam để phẫu thuật robot.
Xem tin bài khác
14 phút trước - Với gần 17.000 ca mắc mới mỗi năm, ung thư đại trực tràng vượt ung thư dạ dày, trở thành loại phổ biến thứ 4 tại Việt Nam, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (Globocan).
14 phút trước - Con tôi 5 tuổi bị chuột cắn vào chân chảy máu, có cần tiêm vaccine uốn ván không? (Hoài Thương, 27 tuổi, ở Tiền Giang)
14 phút trước - Đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa sau ăn, thay bàn chải định kỳ góp phần cải thiện sức khỏe răng miệng, nhờ đó giảm mùi khó chịu.
14 phút trước - Bộ Y tế quy định thuốc kê đơn tối đa 5 ngày nhưng nhiều người dân vẫn mua được thuốc dù cầm đơn cũ.
35 phút trước - Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng với người bệnh đau dạ dày. ‘Đau dạ dày kiêng ăn những gì’ là câu hỏi tuy có vẻ đơn giản nhưng để thực hành chuẩn thì cần một sự kỷ luật về dinh dưỡng.