ttth247.com

Đối phó với lũ lụt sau bão số 3: Hàng trăm tấn rau củ quả phía Nam chuyển ra miền Bắc

Theo AEON Việt Nam, hiện các Trung tâm siêu thị AEON khu vực phía Bắc đã nâng lượng hàng đặt hàng từ nhà cung cấp gấp 2-3 lần ngày thường (đặc biệt là với các mặt hàng rau xanh, thực phẩm tươi sống) nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm thiết yếu như gạo, mỳ tôm các loại, củ, quả các loại, thịt, cá, đồ đông lạnh, sữa uống các loại.

Tương tự, Saigon Co.op cũng tăng cường mặt hàng rau từ các địa phương như Đà Lạt (Lâm Đồng), Đồng Nai, Kon Tum,… ra miền Bắc.  Có 200 tấn rau củ quả như rau muống xanh, dưa leo, cà chua, xà lách, bầu bí, xoài, dưa hấu, cải thảo, bí đao được chuyển ra miền Bắc trong mỗi ngày.

Đối phó với lũ lụt sau bão số 3: Hàng trăm tấn rau củ quả phía Nam chuyển ra miền Bắc- Ảnh 1.

Các loại rau xanh đang được mua số lượng rất lớn. Tuy nhiên, người dân không nên hoang mang, bởi rau xanh khu vực trong Nam đang chuyển ra đầy đủ. Cần ưu tiên các loại rau xanh, thực phẩm cho các khu vực ảnh hưởng thiên tai sau bão và khu vực xảy ra lũ, lụt (Ảnh: Khánh Ly).

Riêng đối với mặt hàng rau củ quả, do nhu cầu của người tiêu dùng tăng, AEON Việt Nam còn làm việc với nhà cung cấp để vận chuyển trung bình gần chục tấn mỗi ngày từ Đà Lạt ra miền Bắc.

“Chúng tôi liên tục trao đổi và phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để tối ưu sử dụng tất cả các phương tiện, từ đường bộ đến hàng không, để kịp thời vận chuyển hàng hóa mỗi ngày phục vụ nhu cầu của khách hàng”, bà Trần Thu Quỳnh, Giám đốc Thu mua Khu vực miền Bắc & miền Trung, AEON Việt Nam cho biết.

Dự kiến đến cuối tuần này, các nhà cung cấp hiện tại của AEON Việt Nam vẫn đảm bảo cung cấp đủ lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, AEON Việt Nam cũng đang mở rộng nguồn cung, tìm kiếm và làm việc thêm các nhà cung cấp từ các tỉnh lân cận như Đắk Nông và Gia Lai.

Tương tự, hiện WinMart/WinMart+/WiN tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn về thiệt hại cơ sở vật chất và hàng hóa.

Đối phó với lũ lụt sau bão số 3: Hàng trăm tấn rau củ quả phía Nam chuyển ra miền Bắc- Ảnh 2.

Ngùn ngụt người đến siêu thị BigC mua sắm đồ thiết yếu do lo ngại mưa lũ (Ảnh: Khánh Ly)

Đại diện chuỗi bán lẻ WinMart cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm này, khoảng 600 cửa hàng tại miền Bắc bị thiệt hại, nặng nhất là hư hỏng hàng hóa do ngập nước/cúp điện kéo dài, các tài sản như tủ đông, tủ mát, máy tính,... bị ngâm nước. 4 nông trại WinEco tại miền Bắc đang bị thiệt hại nặng nề do bão.

Hiện tại, hoạt động vận chuyển hàng hóa từ kho hàng đến các siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/WiN đang gặp trở ngại do tình trạng ngập lụt và sạt lở tại các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên, đơn vị đã triển khai một số giải pháp để cung ứng hàng hóa kịp thời phục vụ người dân.

Giá cả tại hệ thống siêu thị WinMart/WinMart+/WiN vẫn bình ổn dù chi phí vận hành và chuyển hàng hoá gia tăng. 

WinEco cung ứng 100 tấn rau củ sạch mỗi ngày ra miền Bắc

“Mỗi ngày, WinEco cung ứng 100 tấn rau củ sạch phục vụ cho thị trường miền Bắc”, đại diện WinMart cho hay.

Đối phó với lũ lụt sau bão số 3: Hàng trăm tấn rau củ quả phía Nam chuyển ra miền Bắc- Ảnh 3.

Người dân Hà Nội đến mua rau quả tại siêu thị, khiến nhiều mặt hàng khan hiếm, trong đó có rau xanh (Ảnh: Khánh Ly).

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội), tiêu thụ thực phẩm những ngày này của siêu thị tăng 50% so với ngày thường. Người dân chủ yếu mua các mặt hàng thiết yếu như rau, thịt, cá, sữa, trứng, nước lọc, xúc xích và mì gói. Nhu cầu tăng lên trong khi nguồn cung thịt có gặp hạn chế do ngập lụt nên nhà cung cấp không đi giao được hàng.

Tuy nhiên, Siêu thị Big C Thăng Long luôn đa dạng các nguồn hàng từ nhiều nhà cung ứng nên vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu mua sắm tăng đột biến của người dân Thủ đô trong đợt mưa lũ này. Do đó, ông Tuấn khuyến cáo, người dân không nên tích trữ quá nhiều hàng hóa dẫn đến hư hỏng và lãng phí không cần thiết.

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long, cho biết ngay trước bão số 3, đơn vị đã chuẩn bị các phương án cung ứng gạo, thịt heo, thực phẩm… tới Hà Nội và các địa phương phía Bắc. Do vậy, doanh nghiệp dự trữ hàng tăng gấp 2 lần.

“Gạo được vận chuyển bằng tàu biển từ Đồng bằng Sông Cửu Long ra miền Bắc liên tục. Trong khi đó, nhà máy chế biến thịt heo ở Hà Nội dù gặp phải tình hình thời tiết mưa bão, ngập lụt, song chúng tôi bằng mọi cách vẫn cố gắng vận hành để đảm bảo cung ứng ra thị trường”, ông Bá cho biết.

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh: “Cơn bão Yagi là minh chứng rõ ràng cho sự tàn phá của biến đổi khí hậu. Cũng chính từ sự cố thiên tai, chúng ta hiểu hơn về giá trị của phát...
5 ngày trước - Nhiều ngân hàng thương mại công bố giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão. Ngay cả các khoản vay mới cũng được ưu đãi lãi suất chưa từng có.
1 tuần trước - Trao đổi với Dân Việt, các nhà mạng VNPT, MobiFone và Viettel cho biết, đã huy động nhân sự tập trung ứng cứu sự cố ở những địa phương bị ngập lũ, lở đất như Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, sau khi cơ bản khôi phục mạng lưới, đảm bảo thông...
1 ngày trước - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực...
3 ngày trước - Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng;...
Xem tin bài khác
4 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.