ttth247.com

Đồng nghiệp kiếm chuyện: Nói xấu là bình thường, nói tốt mới lạ?

Bài viết "Đi làm để kiếm tiền, đồng nghiệp lại muốn... kiếm chuyện" đăng tải trên Tuổi Trẻ Online thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc.

Đa phần nói rằng tình trạng bị nói xấu, bắt nạt, môi trường toxic thì ở đâu cũng có, thậm chí có nơi còn tạo ra chiêu trò, hơn cả nói xấu.

Làm gì có chỗ không bắt nạt?

Theo tài khoản thie****@gmail.com của một bạn đọc nay đã 70 tuổi cho biết từng có 30 năm đi làm thuê, trải qua 10 nơi làm việc khác nhau và đa số là chỗ khá có tiếng, song đều rất toxic (môi trường tiêu cực - PV).

"Các bạn mới chỉ gặp bè phái nói xấu sau lưng, hay kéo bè cô lập cá nhân. Tôi còn bị cài độ, đơm đặt, vu khống. Đến lái xe, bảo vệ, giữ xe, tạp vụ cũng nói xấu tôi luôn. Thái độ của tôi là hoàn thành tốt, thậm chí xuất sắc công việc, đồng thời cởi mở, rộng lượng với người ghét mình. Tôi chào em lao công, anh tài xế, em tạp vụ... trước, dù họ ít tuổi hơn.

Với cấp trên, tôi ứng xử nghiêm túc, không nịnh bợ hay xuồng sã. Đối với tập thể, thái độ thoải mái, chủ động", bạn đọc này khuyên. Bạn đọc còn cho hay thời gian rảnh sẽ đọc sách báo, đi học, không bè phái nói xấu, nói tốt ai, cũng chẳng tranh giành phần thưởng.

"Khi quay lại phụ trách những người từng nói xấu, tôi bảo với họ rằng chúng ta làm thuê vì việc chung và kiếm tiền nuôi thân, nuôi gia đình. Tôi còn nhiều tật xấu, hãy nói thẳng với tôi. Không ai dám nói xấu ai, tất cả làm việc. Nhưng khổ nỗi cứ hơn một vài năm lại bị cấp trên nhấc đi chỗ khác, và lại bị nói xấu. Nay về hưu chục năm rồi, nghe các bạn than phiền thì thấy chuyện đó bình thường, có thế mình là đá hay vàng mới tường minh", vị này chia sẻ.

Tương tự, bạn đọc No Name nhận định, chuyện bắt nạt, nói xấu trong chỗ làm việc là vấn nạn xưa nay. Vào một môi trường, không thể hòa tan thì cũng phải hòa nhập, không được nữa thì nên chọn môi trường khác.

"Đi làm chớ có phải đi học đâu mà chịu đựng bạo lực tinh thần. Tìm chỗ làm như tìm người yêu ấy, không có tốt nhất hay xấu nhất, chỉ có phù hợp, không hợp thì đổi", người này nói.

Độc giả Vinh kể mình làm ngót nghét cũng gần 20 năm, trải qua 5 công ty. Theo quan điểm cá nhân, độc giả thấy đa số người làm việc tận tâm, tận lực, cống hiến cho tổ chức thường có tính ngay thẳng, quyết liệt, nghiệp vụ giỏi thì rất hay bị chèn ép, nói xấu, vu khống.

Do đó, bạn này cho rằng nếu trong một năm mà cấp trên gián tiếp không nhận thấy, không xử lý tình trạng đó thì mình nên ra đi tìm sự nghiệp mới.

Nói tốt mới… lạ, hiểu vậy mới mặc kệ được

Đó là suy nghĩ của bạn đọc có tài khoản Da Nang. Theo bạn này, đi làm, ngoài chuyện phải giỏi thì cũng nên có chút hài hước, kiểu ai nói gì kệ. Nhiều khi bực mình nhưng cố kìm bằng cách không mím môi, thở dốc mà cứ cười, cứ nói, coi đó là chuyện hết sức bình thường.

"Ai nói xấu bạn, bạn hùng hổ, đôi co là bạn dính bẫy, vì họ có cả một hội cùng phe. Khi bạn không quân tâm, tự họ sẽ chán vả bỏ cuộc".

Là người cả đời chỉ làm việc ở một cơ quan nhà nước và một công ty liên doanh (nay đã nghỉ hưu), độc giả Nena Pham nhận thấy hiện tượng bắt nạt, tạo ra chiêu trò công kích nhau thì nơi nào cũng có, chỉ là ít hay nhiều.

Theo bạn đọc này, nên nêu ra nhiều hơn cho mọi người cùng lên án hiện tượng này trên mọi hình thức, để mọi người có thể cùng hưởng không khí thoải mái, vui vẻ trong làm việc, từ đó năng suất làm việc cao hơn, dẫn tới nhiều điều tốt đẹp hơn. "Mong lắm!", độc giả viết.

Với bạn đọc Đức, thời gian dành cho công việc chiếm khá nhiều trong cuộc đời mỗi người. Do đó hãy cố gắng tìm niềm vui trong công việc để thấy cuộc sống luôn hạnh phúc, thay vì cố làm hài lòng tất cả đồng nghiệp.

Anh này cho rằng đừng nhìn người khác mà sống, sẽ đánh mất chính mình. "Hãy nhìn xung quanh bằng tinh thần lạc quan với năng lượng tích cực, ta mới nhận thấy cuộc đời thật đáng sống", anh cho biết.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - "Nhảy việc" đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong giới trẻ. Nhiều bạn liên tục tìm kiếm cơ hội mới với hy vọng cải thiện điều kiện làm việc và phát triển sự nghiệp.
1 tháng trước - Trung Quốc- Nhìn người đàn ông bế cô gái cao 68 cm hát trên sân khấu, nhiều người không tin họ là vợ chồng và đã vượt qua không ít sóng gió để bên nhau 12 năm qua.
2 tuần trước - Nhà sáng tạo nội dung Lê Anh Nuôi cho biết mỗi phiên livestream của anh khó thu về một tỷ đồng vì sản phẩm đặc thù, chủ yếu do quân đội sản xuất.
1 tháng trước - GĐXH - Có những hành vi thường ngày khiến một số người bị đánh giá là EQ thấp, bạn nên bỏ ngay để cuộc sống trở nên thoải mái, suôn sẻ hơn.
1 tháng trước - TRUNG QUỐC - Câu chuyện của ông bố Lưu Kiến Ba và con trai Lưu Ngạo Hàn đã thu hút sự chú ý trên mạng xã hội quốc gia tỷ dân. Thấy con nghiện game, chểnh mảng việc học, ông Lưu đã quyết tâm cùng học, cùng thi và cùng đỗ với con.
Xem tin bài khác
30 phút trước - Người mẹ vĩ đại có hành trình mang thai và sinh mổ gian nan cùng lúc 4 cô con gái với mong muốn duy nhất các con được chào đời khỏe mạnh. 23 năm sau, cả 4 cô con gái xinh đẹp khiến ba mẹ tự hào khi ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập ở nước...
1 giờ trước - 'Biệt đội tóc dài' nấu cơm tặng trẻ mồ côi và người già, trao tặng sữa cho trẻ mồ côi và làm mẹ đỡ đầu cho các bé...
1 giờ trước - 'Cô ở bên Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng. Cô sẽ hỗ trợ học phí suốt những năm sinh viên cho con', đó là cuộc gọi sau lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường ở Quảng Nam - Đà Nẵng cuối tháng 9 vừa qua.
1 giờ trước - TP HCM- Mừng sinh nhật tuổi 23, bốn chị em Mai, Lan, Trúc, Cúc "flex" về cuộc sống của mình từ thuở lọt lòng đến ngày trưởng thành, mỗi người một vẻ nhưng vẫn gắn bó như một đội.
1 giờ trước - TRUNG QUỐC - Au Bak Ling bỏ học từ sớm để kiếm tiền nuôi gia đình nhưng ông không ngừng tự trau dồi tiếng Anh, kiến thức kinh doanh và đồ gốm để thay đổi vận mệnh, sở hữu bộ sưu tập đồ cổ quý hiếm.