ttth247.com

Đột biến gene di truyền gây bệnh cơ tim

TP HCMAnh Hữu, 39 tuổi, mệt mỏi suốt 4 năm, yếu cơ, trào ngược dạ dày không rõ nguyên nhân, nay bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cơ tim do di truyền.

Anh từng được bác sĩ chẩn đoán bệnh dạ dày - thực quản, nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh cơ xương khớp, uống nhiều loại thuốc không bớt.

Ngày 9/9, TS.BS Trần Vũ Minh Thư, Trưởng khoa Nội Tim mạch 2, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, ghi nhận anh Hữu không có triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch như đau ngực, khó thở, hụt hơi, đánh trống ngực... Huyết áp khi ngồi và đứng dậy đột ngột chênh lệch rõ rệt (110 mmHg so với 70 mmHg, hạ huyết áp tư thế) gây chóng mặt, dễ ngất. Bệnh nhân có biểu hiện suy tim nhẹ, chức năng tim (EF) xấp xỉ 50% trong khi bình thường hơn 50%. Bác sĩ Minh Thư chẩn đoán anh mắc bệnh cơ tim hạn chế do thâm nhiễm amyloid (bệnh amyloidosis tim) thể ATTR. Xét nghiệm di truyền xác định anh có đột biến trên gene TTR gây bệnh này.

Mẹ anh Hữu mất do suy tim không rõ nguyên nhân năm 57 tuổi. "Khả năng do bệnh amyloidosis tim không được phát hiện. Đây là tình trạng ít gặp và phức tạp", bác sĩ Minh Thư nói, thêm rằng đột biến trên gene có khả năng do di truyền từ mẹ là nguyên nhân khiến anh mắc bệnh cơ tim khó chẩn đoán.

ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư, Trưởng đơn vị Bệnh van tim, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, giải thích bệnh amyloidosis tim xảy ra khi cơ thể sản xuất các protein bất thường gọi là amyloid. Amyloid có thể tích tụ trong bất kỳ mô hoặc cơ quan nào và gây rối loạn chức năng ở cơ quan đó. Nếu chúng hình thành trong tim gây nên bệnh amyloidosis tim.

Bác sĩ Minh Thư tái khám cho anh Hữu sau một tháng điều trị bệnh. Ảnh: Ngọc Khánh

Bác sĩ Minh Thư tái khám cho anh Hữu sau một tháng điều trị bệnh. Ảnh: Ngọc Khánh

Có hai thể amyloidosis chính ảnh hưởng đến tim là AL và ATTR. Bệnh ít có triệu chứng tim mạch điển hình nên thường không được chẩn đoán. Như anh Hữu, hơn ba năm đi khám vẫn không tìm ra bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng phác đồ, amyloidosis diễn tiến âm thầm gây biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ dẫn tới tử vong, theo bác sĩ Anh Thư.

Anh Hữu được điều trị ngoại khoa bằng các loại thuốc ngăn ngừa hạ huyết áp tư thế, thuốc trợ tim. Chỉ số huyết áp khi đứng và ngồi của anh không còn chênh lệch, chức năng tim bảo tồn ở mức 50% khi tái khám sau hai tuần. Bác sĩ khuyên anh xét nghiệm di truyền để tầm soát bệnh cho ba người con.

Bệnh amyloidosis tim không thể chữa khỏi nhưng nếu điều trị đúng cách giúp ngăn ngừa tổn thương tim, kéo dài tuổi thọ. Người có các triệu chứng mệt mỏi kéo dài, kiệt sức, hụt hơi, sưng tay, chân hoặc bụng do tích tụ chất lỏng, tim đập nhanh, yếu cơ, tê tay chân, cơ thể xuất hiện vết bầm tím bất thường... cần đi khám sớm. Người có các yếu tố nguy cơ bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh amyloidosis tim, người trên 50 tuổi... nên xét nghiệm máu, tầm soát bệnh định kỳ.

Thu Hà

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP HCM- Xét nghiệm ở tuần 20 xác định thai nhi mang gene bệnh xương thủy tinh di truyền từ mẹ, chị An quyết định giữ con bởi đã 10 năm vô sinh.
1 tháng trước - TP HCM- Anh Khemera, 45 tuổi, bị tắc gần như hoàn toàn ba nhánh mạch máu chính nuôi tim do tăng cholesterol bởi một khiếm khuyết di truyền trong gia đình.
18 giờ trước - Giãn não thất kèm bất thường cấu trúc não hoặc xuất huyết trong não thất có thể gây khiếm khuyết nặng hệ thần kinh trung ương.
1 ngày trước - Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì ra đời nhằm giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, đạt được vẻ đẹp hình thể, giảm mỡ nội tạng và giúp ngăn loạt biến chứng do bệnh gây ra.
3 tuần trước - Thai nhi mắc hội chứng người cá có biểu hiện hai chân dính nhau một phần hoặc hoàn toàn như đuôi cá, kèm theo dị tật khác.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.