ttth247.com

Đưa di sản văn hóa vào sản phẩm khởi nghiệp

Vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống theo nghệ thuật tại Kiên Giang, từ nhỏ Bảo đã tiếp xúc với những di sản văn hóa xưa.

Hành trình tìm tòi, mong muốn lan tỏa các giá trị văn hóa ấy chỉ thực sự bắt đầu khi anh học ngành kiến trúc tại ĐH Monash (Úc).

Lan tỏa giá trị văn hóa theo cách riêng

Năm 2 đại học, Bảo bắt đầu vẽ hoa văn cổ lên giày khi phong trào biến tấu giày rầm rộ. Đôi giày đầu tiên ứng dụng họa tiết cung đình Huế trong bộ sưu tập Annam Heritage lấy cảm hứng từ chuyến tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc (Đồng Tháp) được anh giới thiệu gây chú ý.

Trong bộ sưu tập này, ngoài hoa văn trên nhà cổ, còn có họa tiết trên Nhật Bình của Đức Từ Cung, công chúa Mỹ Lương. Tất cả đều được anh tỉ mỉ vẽ tay, mất 3 - 4 ngày cho các công đoạn phác thảo, vẽ viền, phủ màu, vẽ chi tiết mới hoàn thành một đôi giày.

Anh đặt tên BARO cho thương hiệu của riêng mình. "Mình cố gắng chọn, đo và pha màu sao cho giống màu sắc hoa văn nguyên bản nhất" - Bảo khoe.

Một trong những khách hàng đầu tiên đặt mua giày họa tiết Nhật Bình, chị Nguyễn Thị Mỹ Phượng (29 tuổi, ở Vĩnh Long) chia sẻ đã bị thu hút ngay lần đầu tiên nhìn thấy bức ảnh đôi giày Nhật Bình trên mạng xã hội và quyết định đặt mua khi nghe tin Bảo mở bán.

Theo dõi Bảo từ những ngày đầu, chị Phượng nói chưa từng nghe bất kỳ sản phẩm nào của Bảo ra mắt lại gây tranh cãi về kiến thức hay thiếu sự đầu tư.

Bộ sưu tập Annam Heritage đã góp phần thay đổi con đường sự nghiệp của Bảo. Anh nói niềm đam mê của mình như bùng cháy khi được mọi người công nhận và nghĩ rằng chắc không có gì hợp hơn với công việc gắn với văn hóa.

Ngoài văn hóa Việt Nam, Bảo cũng quan tâm đến văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Và đã cho ra đời hai bộ sưu tập: Splendor of Ryukyu lấy cảm hứng từ văn hóa của cố quốc Lưu Cầu (Ryukyu) và Peranakan Weddings lấy cảm hứng từ hôn lễ Peranakan nền văn hóa pha trộn giữa Trung Hoa và Mã Lai bản địa.

Tái hiện trang phục xưa và nhiều hơn thế

Cùng với giày, Bảo phát triển thêm dòng sản phẩm khác là bộ sưu tập Hoa Quan Lệ Phục tái hiện lễ phục cung đình triều Nguyễn.

Dự án này được anh ấp ủ khi tham quan các phòng trưng bày nhiều bảo tàng ở Úc và chỉ thấy khá nhiều Hán phục, Kimono, Hanbok mà tuyệt nhiên không có cổ phục Việt Nam.

Nói đến Việt Nam không chỉ nhắc chiến tranh hay phở, bánh mì, đất nước mình còn có nhiều nét văn hóa nổi trội khác, trong đó có trang phục. Chính trăn trở này thôi thúc Bảo bắt tay với đạo diễn - họa sĩ CGI Nguyễn Phùng Minh Luân thực hiện Hoa Quan Lệ Phục từ năm 2021.

Trong vai người thợ may thời Nguyễn, Bảo tạo ra thiết kế mới nhưng vẫn giữ nguyên cách chế tác, may đo theo quy cách lễ phục cung đình.

Mong ước lớn nhất không chỉ dừng lại trang phục, dự án đang khai thác, dựng lại các chất liệu vải vóc xưa sao cho tái hiện các dạng thức lễ phục triều Nguyễn một cách tiệm cận nhất.

Hiện bộ sưu tập này đã có ba bộ trang phục hoàn thành gồm hai áo Nhật Bình và một áo Giao Lĩnh quan văn.

Anh cùng cộng sự cố gắng cân bằng giữa tái hiện lễ phục tiệm cận với chất lượng ngày xưa nhưng vẫn có thể thương mại hóa như một tác phẩm nghệ thuật chỉn chu, chuyên nghiệp.

Bảo quan niệm: "Người làm kinh doanh dựa trên văn hóa không chỉ lấy văn hóa làm cốt lõi mà phải đầu tư, tâm huyết với việc mình làm, chắc chắn sẽ cho thành quả tốt".

Bảo tập trung nghiên cứu và sưu tầm cổ phục triều Nguyễn vì đây là triều đại gần nhất, số lượng văn vật còn nhiều, thuận tiện đào sâu nghiên cứu.

Anh chàng tìm tòi đọc sách, đi nhiều bảo tàng, tìm gặp những nhà sưu tập, nhà nghiên cứu, cả các đời con cháu hoàng tộc rồi cẩn thận ghi chép tư liệu.

Thói quen này đã đi theo Bảo hơn sáu năm qua, là cách anh tự làm giàu kiến thức phục vụ cho sáng tạo của mình.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
4 ngày trước - Giới trẻ có người mạnh tay đầu tư hàng trăm triệu đồng cho các bộ ảnh diện cổ phục, cũng có người 'đổ tiền' vào xây dựng các thương hiệu thời trang truyền thống. Đây được xem là tín hiệu tích cực khi ngày càng nhiều người trẻ nhìn về quá...
3 tuần trước - Người dân bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn (H.Mù Cang Chải, Yên Bái) vẫn hay nhắc tới chàng trai trẻ Hờ A Dì như một gương sáng trong vượt khó đi lên bằng nội lực.
1 tuần trước - Sáng 6.9, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, dự và chỉ đạo đại hội.
3 tuần trước - Hà Nội- Năm 2012, khi nhận bằng tiến sĩ loại xuất sắc, các phóng viên Tây Ban Nha hỏi lý do đến đây học, cô gái Việt Nam Vũ Thị Tần liền bắt đầu câu chuyện từ gian bếp của mẹ.
1 tuần trước - Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.
Xem tin bài khác
37 phút trước - Nhiều đoạn suối vách đá dựng đứng, các chiến sĩ công an, quân đội... tay không bám đá, vượt dòng suối dữ, tìm nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở núi cuốn hơn 30 người xuống suối ở Cao Bằng.
38 phút trước - Rạng sáng 19-9, đội hình tình nguyện khắc phục hậu quả bão Yagi của tuổi trẻ TP.HCM xuất quân đến các tỉnh phía Bắc.
56 phút trước - Cuộc đoàn tụ giúp những người con tìm về nguồn cội sau 70 năm người ông, người cha của họ rời khỏi làng quê và mất liên lạc từ đó.
2 giờ trước - Mang theo tất cả yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần quyết tâm dốc hết sức mình hỗ trợ người dân khắc phục ảnh hưởng của bão, lũ, đội hình thanh niên tình nguyện của TP.HCM đã lên đường đến với các địa phương miền núi phía bắc.
2 giờ trước - Vuốt phẳng số tiền dành dụm trong ba tháng, bà Đặng Tố Nga, 82 tuổi, người bán bánh tại chợ Đồng Xuân Berlin, bỏ vào thùng quyên góp ủng hộ đồng bào bão lũ.