ttth247.com

Đưa hàng ra miền Bắc, không để giá nhảy múa

Với nguồn lực dồi dào, nhiều doanh nghiệp phía Nam, nhất là lương thực thực phẩm, tăng lượng hàng hóa cung ứng cho miền Bắc với giá ổn định.

Theo ghi nhận của Bộ Công Thương, các hệ thống bán lẻ lớn như Saigon Co.op, WinCommerce, Central Retail Việt Nam, MM Mega Market, AEON Việt Nam... đều tăng tần suất xe đưa hàng từ 3 - 5 lần so với bình thường về các kho hàng tại miền Bắc để đáp ứng nhu cầu người dân.

Tăng hàng từ miền Nam

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Anh Tuấn - phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương - cho hay ngay khi bão lũ diễn ra, bộ đã lập tổ công tác tiền phương và bộ trưởng Bộ Công Thương đã cử các thành viên trực tiếp đến các địa phương vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng... để nắm bắt tình hình thực tế, điều tiết hàng hóa.

Theo ông Tuấn, dù bão lũ đã gây thiệt hại nặng cơ sở hạ tầng thương mại nhưng các doanh nghiệp đã nhanh chóng khắc phục để bán hàng trở lại, kịp thời cung ứng hàng cho thị trường. Với các chợ hư hỏng nặng hơn, địa phương đã kịp thời bố trí các chợ tạm ngoài trời để hỗ trợ duy trì việc mua bán hàng hóa cho người dân.

Trong khi đó, các hệ thống phân phối lớn đều chủ động nguồn cung, tăng lượng hàng hóa dự trữ, tăng cường công tác vận chuyển từ miền Trung và miền Nam để bù đắp thiếu hụt cho khu vực miền Bắc nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo đầy đủ nguồn cung hàng hóa, giá cả ổn định.

Tại một số khu vực vẫn còn bị cô lập, ngành công thương đã phối hợp với lực lượng quân đội, công an, ngành giao thông vận tải để phối hợp hỗ trợ vận chuyển hàng hóa thiết yếu, trong trường hợp cần thiết huy động phương tiện vận tải chuyên dụng để kịp thời tiếp cận địa bàn.

Để bù đắp nguồn hàng, các hệ thống phân phối lớn đã đẩy mạnh nhập rau củ quả từ các tỉnh miền Trung, miền Nam ra để đưa vào các hệ thống phân phối của mình tại miền Bắc.

Điển hình như Saigon Co.op, WinCommerce, Central Retail Việt Nam, MM Mega Market, AEON Việt Nam... đều tăng tần suất xe đưa hàng từ 3 - 5 lần so với bình thường về các kho hàng tại miền Bắc để đáp ứng nhu cầu người dân.

Để chuỗi sản xuất và cung ứng hàng hóa được đảm bảo, ông Tuấn cho hay Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan theo dõi sát tình hình thị trường, phối hợp các đơn vị sản xuất, cung ứng để cần thiết sử dụng ngay hàng dự trữ, huy động nguồn xã hội hóa đảm bảo cung ứng đủ lương thực thực phẩm thiết yếu.

"Bộ đã chỉ đạo các đơn vị cung ứng tăng cường vận chuyển, bổ sung nguồn cung hàng hóa có nhu cầu lớn như lương thực thực phẩm từ các tỉnh miền Trung, miền Nam để đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, góp phần ổn định giá cả, thị trường. Có phương án cung cấp hàng hóa lưu động, nhất là những mặt hàng thiết yếu, đến những khu vực ngập lụt", ông Tuấn cho biết

Ngoài ra, theo ông Tuấn, bộ cũng chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân có hành vi lợi dụng ảnh hưởng của cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường.

Ưu tiên bảo đảm nguồn điện cho các trạm bơm phục vụ công tác tiêu úng, chống ngập để sớm khôi phục các vùng trồng.

Hàng hóa dồi dào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu

Bà Huỳnh Phương Trinh, phó tổng giám đốc Công ty liên doanh bột quốc tế Intermix (TP.HCM), cho biết mỗi ngày đơn vị có thể sản xuất ra khoảng 60 tấn bột trộn (trộn từ nhiều loại bột) để chế biến thành các sản phẩm bánh.

Ngoài ra, đơn vị có thêm các sản phẩm khác như mì khô, bột mì, cháo ăn liền... Riêng sản phẩm bột mì có thể sản xuất ra thị trường hàng trăm tấn, thậm chí cả nghìn tấn mỗi tháng.

"Chúng tôi có ba nhà máy xay xát bột mì với công suất lớn nhưng chưa khai thác hết. Chưa kể nguồn nguyên liệu lúa mì nhập khẩu hiện đã được đơn vị nhập về đầy kho.

Đơn vị đã chuẩn bị sẵn sàng tăng lượng sản xuất để bù cho sản xuất miền Bắc và miền Trung thiếu hụt, gần như nhu cầu tới đâu sẽ sản xuất tới đó", bà Trinh nói và khẳng định giá bán nếu tăng cũng không quá 5% dù giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Riêng bán vào kênh siêu thị sẽ ổn định hơn do hợp đồng ký xuyên suốt cả năm, đặc biệt ưu tiên không tăng giá vào thời điểm cuối năm. Trong khi đó, đại diện Công ty Acecook VN khẳng định hiện nguồn cung và sản xuất đã ổn.

"Với các nhà máy mới được đưa vào hoạt động, lượng sản phẩm mì, phở các loại được đưa ra thị trường sẽ tăng trong thời gian tới, đảm bảo không thiếu hụt nguồn cung, giá bán ổn định", vị này nói.

Bà Phạm Thị Huân - chủ tịch HĐQT Công ty Ba Huân (TP.HCM) - cũng cho biết sản lượng trứng được đơn vị cung ứng ra thị trường khoảng hơn 1 triệu quả/ngày, tăng nhẹ so với bình thường và vẫn có thể đáp ứng được 1,5 triệu, thậm chí 2 triệu quả cho thời điểm cuối năm để chi viện thêm cho thị trường phía Bắc nếu cần.

"Đơn vị xây dựng trang trại quy mô lớn và cũng tăng liên kết với nhiều cơ sở nuôi, nên khi cần có thể tính toán tăng dần lượng trứng và cố gắng giữ giá bán bình ổn", bà Huân khẳng định.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Kim Đoán, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, sau thời gian tăng, vài ngày qua giá heo hơi ổn định 64.000 - 67.000 đồng/kg.

Tuy vậy, với việc cần hơn bốn tháng để nuôi một lứa heo thịt, để bù vào việc thiếu hụt nguồn cung từ phía Bắc, người nuôi buộc phải tái đàn ngay từ bây giờ mới kịp mùa Tết.

Vấn đề khó khăn là bệnh dịch tả heo châu Phi đang diễn biến phức tạp, việc tăng đàn là không dễ. "Nếu nguồn cung phía Bắc thiếu hụt lớn như dự báo, trong khi việc tái đàn phía Nam gặp khó, giá heo sẽ tăng" - ông Đoán nói và cho rằng cần tính sớm các phương án khôi phục nguồn cung, trong đó có giải pháp nhập khẩu thịt.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Những chuyến hàng hóa, rau củ quả, thực phẩm chạy xuyên đêm đã được đưa lên nhiều quầy kệ siêu thị ở miền Bắc không chỉ giúp bình ổn giá thị trường sau bão mà còn mang ý nghĩa chi viện thêm cho đồng bào vùng lũ lụt trong những ngày gian...
1 tháng trước - Vào tháng 4/2024, Nhựa Tiền Phong tung ra chiến dịch khuyến mại kích cầu mới cho sản phẩm phụ tùng, đẩy doanh số tháng 4-5 lên rất cao. Theo thông tin tại ĐHCĐ, chỉ riêng tháng 4, doanh thu của Nhựa Tiền Phong ít nhất là 600 tỷ đồng.
1 tháng trước - Đó là đề nghị của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khi cho ý kiến dự thảo luật Điện lực sửa đổi. Thực tế, vấn đề bù chéo giá điện đã được kiến nghị nhiều lần trước đó.
2 tuần trước - Hydro xanh đã chứng minh tiềm năng to lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tuy nhiên, các dự án này đều đang gặp trở ngại vì không tìm được người mua nhiên liệu.
1 tháng trước - Hàng ngàn người dân tập trung để cầu nguyện và tưởng niệm những nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ thảm sát xảy ra tại phố Hart, Southport, Merseyside (Anh) vào ngày 29/7 (giờ địa phương).
Xem tin bài khác
22 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.