ttth247.com

Dùng phèn chua chữa hôi nách, người phụ nữ bị nhiễm độc nhôm

Hà NộiDùng phèn chua để chữa hôi nách suốt 10 năm, người phụ nữ 64 tuổi bị nhiễm độc nhôm, ngứa nhưng không có nốt ban hay sẩn mề đay.

Ngày 1/8, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết bệnh nhân ngứa lòng bàn chân, tay và toàn thân suốt hai tháng, xét nghiệm cho thấy nồng độ nhôm trong máu và nước tiểu cao hơn mức cho phép.

Theo tiêu chuẩn, nồng độ nhôm trong máu không được quá 12 mcg/lít và trong nước tiểu dưới 12 mcg/24h. Ở bệnh nhân này, chỉ số nhôm trong máu là 12, 5mcg/lít và trong nước tiểu 47,37 mcg/24h. Chức năng thận vẫn bình thường, điều này có nghĩa nồng độ nhôm trong cơ thể tăng không phải do suy thận. Bà cho biết khoảng 10 năm nay thường xuyên sử dụng phèn chua để chữa hôi nách, bằng cách rang lên, tán thành bột và bôi vào nách 2 lần/ngày. Đây là mẹo chữa hôi nách dân gian khá phổ biến.

"Bệnh nhân bị nhiễm độc nhôm do sử dụng phèn chua lâu ngày", bác sĩ Nguyên cho biết, thêm rằng may mắn chưa bị tổn thương các cơ quan khác như suy thận, xơ phổi, nhuyễn xương hoặc các bệnh lý liên quan đến não bộ. Sau gần một tháng điều trị, sức khỏe cải thiện, bệnh nhân xuất viện, điều trị ngoại trú và tái khám định kỳ, không tiếp tục sử dụng phèn chua.

Theo bác sĩ Nguyên, đây là trường hợp rất hy hữu, lần đầu tiên Trung tâm tiếp nhận ca nhiễm độc nhôm từ bên ngoài xâm nhập qua da, từ một nguyên liệu rất quen thuộc, thông dụng, được sử dụng rộng rãi - phèn chua.

Thực chất phèn chua là muối sunfat kali nhôm. Trong y khoa, hợp chất nhôm được sử dụng để bào chế các thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày tá tràng, điều trị bệnh lý dạ dày, chữa mùi hôi cơ thể. Nhôm và các hợp chất của nhôm cũng được dùng trong chất phụ gia thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng như đồ dùng nhà bếp và xử lý nước uống (các chất lắng lọc nước). Lượng nhôm vào cơ thể từ những nguồn này là không đáng kể nếu sản phẩm được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn và sử dụng đúng chỉ định, liều lượng.

Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo không nên bôi phèn chua lâu dài trên da. Người bị bệnh dạ dày tá tràng nên uống thuốc do bác sĩ kê đơn, không tự ý dùng các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày kéo dài, tránh nhiễm độc.

Tình trạng nhiễm độc nhôm thường xảy ra với người làm việc ở ngành nghề có tiếp xúc với nhôm, hít phải bụi nhôm. Người bị suy thận, chạy thận nhân tạo thì nguy cơ nhiễm độc nhôm cao hơn bình thường.

Theo bác sĩ Nguyên, nhôm vào cơ thể sẽ tích lũy và gắn chặt ở xương, do đó khó đào thải khỏi cơ thể và quá trình này mất nhiều thời gian. Nhiễm độc gây thiếu máu nhược sắc hồng cầu, giống như bệnh thiếu sắt nhưng chữa không tác dụng. Nhôm còn gây nhuyễn xương (osteomalacia), bệnh lý não với biểu hiện rối loạn phát âm, nói khó, nói lắp, câm, bất thường điện não, giật cơ, co giật, sa sút trí tuệ, khó giữ tư thế và thăng bằng.

Ủy ban châu Âu quy định hàm lượng nhôm an toàn cho người dùng là dưới 6,25% đối với sản phẩm ngăn mồ hôi hoặc khử mùi không phải dạng xịt; trong sản phẩm dạng xịt thì lượng nhôm không quá 10,6%. Trong kem đánh răng, lượng nhôm dưới 2,65%, còn trong son môi thì dưới 0,77%.

Lê Nga

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị cho một bệnh nhân nữ 64 tuổi ở Thanh Hóa bị nhiễm độc nhôm. Bệnh nhân cũng may mắn chưa bị tổn thương các cơ quan liên quan.
1 tháng trước - Trung tâm chống độc Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) mới đây tiếp nhận bệnh nhân (BN) nữ, 64 tuổi, ở Thanh Hóa, nhập viện sau 2 tháng liên tục bị ngứa lòng bàn chân, tay, toàn thân mà không có các nốt ban hay sẩn mề đay. BN đã đi khám...
1 tháng trước - 'Cà phê là thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng biết được lợi ích của việc uống cà phê không đường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - 'Vừa qua tôi thấy có nhiều ca bệnh liên quan đến việc dùng hoa đu đủ đực phải nhập viện điều trị. Cho tôi hỏi hoa đu đủ đực có tác dụng gì với sức khỏe, những ai cần tránh dùng loại hoa này? Cảm ơn bác sĩ'. (T.Đức, ở TP.HCM).
1 tháng trước - Vỏ chanh chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa có thể sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc trị ho, cảm cúm, hỗ trợ sức khỏe răng miệng.
Xem tin bài khác
27 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
27 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
36 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
1 giờ trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
1 giờ trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.