ttth247.com

Gần 4,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản trong 9 tháng

Vốn FDI vào bất động sản vẫn nhiều do thị trường được đánh giá tiềm năng

Liên quan đến vốn FDI, tính đến ngày 30/9/2024, tổng số đăng ký đầu tư nước ngoài, bao gồm cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) đã đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tới hết tháng 9, các dự án FDI ước tính giải ngân hơn 17,3 USD, tăng 8,9%.

Việt Nam có 41.314 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 41,31 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án này ước đạt 314,5 tỷ USD, tương đương gần 64% tổng vốn đăng ký.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư gần 15,64 tỷ USD, chiếm 63,1% tổng vốn đăng ký, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm gần 17,7%. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện (1,12 tỷ USD), bán buôn bán lẻ (920 triệu USD).

Gần 4,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản trong 9 tháng - Ảnh 1.

Gần 4,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản trong 9 tháng. Ảnh: Hồng Trâm

Trong 9 tháng qua, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng đầu với tổng vốn hơn 7,35 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đăng ký và tăng 69% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,2 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Các vị trí tiếp theo thuộc về Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản.

Xét về địa bàn đầu tư, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ. TP.HCM đứng thứ 2, với hơn 1,91 tỷ USD. Quảng Ninh đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,81 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Vốn đầu tư tiếp tục tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế, như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…

Gần 4,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản trong 9 tháng - Ảnh 2.

Vốn đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam tăng đột biến

Tính riêng tháng 9/2024, Việt Nam ghi nhận mức tăng vốn đầu tư mới, điều chỉnh và GVMCP cao nhất kể từ đầu năm, đạt gần 4,26 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư. Đặc biệt, vốn đầu tư tăng thêm đạt kỷ lục với nhiều dự án lớn mở rộng quy mô vốn.

Trong tháng 9, có 3 dự án điều chỉnh vốn lớn với giá trị từ hơn 200 triệu USD đến gần 1 tỷ USD. Tổng vốn tăng thêm của 3 dự án này đạt hơn 1,5 tỷ USD, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài.

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Hàng loạt doanh nghiệp FDI đã tham gia vào nhiều dự án bất động sản tại Bình Dương. Nhà đầu tư kỳ vọng với lực đẩy từ nguồn tài chính vững chắc sẽ là động lực cho thị trường nhà đất trong thời gian tới.
1 tháng trước - Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ,...
1 tuần trước - Báo cáo thị trường bất động sản của JLL Viet Nam cho thấy, trong quý 3/2024, phân khúc căn hộ cao cấp tại Hà Nội tăng giá mạnh, còn TP.HCM thì ngược lại.
3 tuần trước - Trong buổi ra mắt Câu Lạc Bộ Nhà Đầu Tư Vốn Tư Nhân (VPCA) gần đây, bà Uyên Vy – CEO Do Ventures kiêm Chủ tịch VPCA cho biết, mục tiêu của quỹ là thu hút 35 tỷ USD cho khởi nghiệp VN tới 2035. Nếu so với quá khứ, mong ước này của VPCA khá...
1 tháng trước - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến ngày 31/8/2024, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023, vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8%. Cụ thể, có 2.247 dự...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bức tranh kết quả kinh doanh quý 3/2024 của nhóm chứng khoán đã được hé lộ tương sối đầy đủ.
1 giờ trước - Các cổ đông sáng lập của công ty đều là những doanh nghiệp trong ngành, trong đó, trong đó nguồn vốn của Nhà nước hiện nay chiếm 31,25 % tổng số vốn điều lệ công ty.
1 giờ trước - BSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận 2025F và định giá ở mức hợp lý sẽ là yếu tố cốt lõi để lựa chọn cổ phiếu.
1 giờ trước - Dòng vốn ngoại liên tiếp bán ròng với cường độ mạnh trên toàn thị trường, giá trị mỗi phiên đều hàng trăm tỷ.
3 giờ trước - Lợi nhuận trước thuế của 19 ‘ông lớn’ nhà nước ước đạt 85.886 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.