ttth247.com

Ghe tàu gặp khó vì lục bình phủ kín kênh rạch miền Tây

Do dòng chảy chậm và yếu, lục bình phát triển nhanh, hàng loạt kênh rạch ở Hậu Giang bị lục bình phủ kín, khiến việc lưu thông hàng hóa, nông sản khó khăn.

Cuối tháng 7, kênh Lộ Quan rộng 15-20 m, dài 6 km chạy qua phường Thuận An, TX Long Mỹ và xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ dày đặc lục bình. Ghe xuồng hầu như không thể lưu thông.

"Lục bình nhiều quá, tôi mất cả tiếng mà chưa đến nơi, nếu không thì chỉ mất 15 phút", ông Phan Văn Quận, 69 tuổi, chống chiếc xuồng từ nhà cặp kênh Lộ Quan ở xã Thuận Hưng vượt quãng đường khoảng 500 m ra cửa hàng gần ngã tư giao với sông Cái mua thức ăn cho cá, nói.

Kênh Lộ Quan chạy qua TX Long Mỹ và huyện Long Mỹ phủ kín lục bình. Ảnh: An Bình

Kênh Lộ Quan chạy qua thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ phủ kín lục bình. Ảnh: An Bình

Lão nông cho biết con kênh này thường bị lục bình phủ kính gần 20 năm qua. Thông thường khi vào vụ thu hoạch lúa, người dân phải góp tiền mua thuốc diệt cỏ xịt cho lục bình chết bớt để ghe mua lúa dễ ra vào. Nếu không, thương lái sẽ hạ giá mỗi ký lúa 100-200 đồng, tùy khoảng cách. Tuy nhiên, lục bình phát triển rất nhanh, chỉ sau 1-2 tháng chúng lại phủ kín mặt kênh.

Cách nhà ông Quận khoảng 1,5 km, nông dân Nguyễn Văn Khương, 59 tuổi, cho biết đoạn kênh Lộ Quan này ghe xuồng không đi được suốt nhiều năm qua, vì quá nhiều lục bình. Hơn một hecta lúa của gia đình đến khi thu hoạch phải tập kết ra mặt đường, thương lái chạy xe tải vào thu mua, ép giá thấp hơn 100 đồng mỗi kg. "Họ nói không đưa ghe lớn vào chở được, còn xe thì bị hạn chế tải trọng, không chở được nhiều nên phải hạ giá thu mua", ông Khương nói.

Trong khi đó, con sông Cái rộng 20-30 m dài hàng chục km chảy qua địa phận huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ, cũng phủ kín lục bình, nước chảy rất chậm, gây ô nhiễm môi trường; ghe, tàu đi lại rất khó khăn.

Ghe xuồng di chuyển trên kênh Lộ Quan rất khó khăn. Ảnh: An Bình

Ghe xuồng di chuyển trên kênh Lộ Quan rất khó khăn do lục bình dày đặc. Ảnh: An Bình

Ông Trần Văn Năm, 65 tuổi, làm nghề thu mua lúa nói rất ngại khi vào vùng nhiều sông rạch có lục bình ken cứng ở huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ vì mất nhiều thời gian và phát sinh chi phí. "Ghe của tôi chở 10 tấn lúa chạy trên sông Cái một đoạn khoảng 10 km phải mất gần 3 tiếng và gần 10 lít dầu, tăng gấp đôi thời gian và nhiên liệu so với các tuyến sông khác", ông nói.

Tình trạng lục bình phát triển, phủ đầy mặt kênh rạch cũng diễn ra tại các địa phương khác như huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), huyện Gò Quao (Kiên Giang), huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang), song nặng nề nhất là huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ.

Ông Lê Hồng Việt, Phó chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, cho biết điều kiện tự nhiên của địa phương và thị xã Long Mỹ nằm trong vùng giáp nước giữa triều biển Đông và biển Tây. Vì thế dù kênh rạch chằng chịt nhưng mực nước lúc lên và xuống chênh lệch không cao, chỉ vài chục centimet, nên nước chảy rất chậm và yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để lục bình phát triển, nhất là trong các tháng vận hành hệ thống thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Một đoạn sông Cái chảy qua huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ bị lục bình phủ kín. Ảnh: An Bình

Một đoạn sông Cái chảy qua huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ bị lục bình phủ kín. Ảnh: An Bình

Theo ông Việt, toàn huyện có 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó khoảng 18.000 ha trồng lúa; nhu cầu vận chuyển vật tư, nông sản bằng đường thủy rất lớn. Tuy nhiên, hiện có 70-80% diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nằm trong vùng có các tuyến sông, rạch bị lục bình phủ kín khiến ghe tàu lưu thông rất khó khăn.

Hàng năm, địa phương đều tổ chức nhiều đợt ra quân thu dọn lục bình, khơi thông dòng chảy... nhưng không xuể do số lượng quá lớn. Việc phun xịt thuốc diệt lục bình là không được phép vì gây ô nhiễm môi trường, nhiễm độc nguồn nước.

"Nhiều địa phương khác ở miền Tây cũng gặp vấn nạn lục bình này. Vì thế, về lâu dài, chúng tôi đề xuất có dự án, đề án cấp vùng, kêu gọi đầu tư thu gom, xử lý lục bình làm phân bón, phát điện sinh khối, thủ công mỹ nghệ...", Phó chủ tịch UBND huyện Long Mỹ nói.

Ghe tàu gặp khó vì lục bình phủ kín kênh rạch miền Tây

Lục bình dày đặc nhiều kênh rạch ở Hậu Giang. Video: An Bình

Trong khi đó, ông Bạch Văn Sơn, Chi cục Trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang cho rằng địa phương cần được đầu tư hệ thống máy móc thu gom xử lý, chế biến, tiêu thụ lục bình một cách đồng bộ, hiệu quả.

An Bình

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Cuộc đời ông Trần Minh Tùng (54 tuổi, huyện Cần Giờ) đầy những mối duyên với rừng, từ cái tên, người vợ, đến nghề nghiệp mà ông gắn bó.
1 tháng trước - Cuộc đời ông Trần Minh Tùng (54 tuổi, huyện Cần Giờ) đầy những mối duyên với rừng, từ cái tên, người vợ, đến nghề nghiệp mà ông gắn bó.
1 tháng trước - Cuộc đời ông Trần Minh Tùng (54 tuổi, huyện Cần Giờ) đầy những mối duyên với rừng, từ cái tên, người vợ, đến nghề nghiệp mà ông gắn bó.
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Đội Tuần tra dẫn đoàn (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) cho biết sẽ xử lý tình trạng xe khách dừng, đỗ, đón, trả khách sai quy định trên đường Điện Biên Phủ đoạn qua địa bàn Q.Bình Thạnh.
Xem tin bài khác
8 phút trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mang những thông điệp lớn, quan trọng tới Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng LHQ khóa 79.
8 phút trước - Ngày 19.9, tiếp tục Hội nghị T.Ư 10 khóa XIII, T.Ư Đảng làm việc tại hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.
29 phút trước - Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (19/9) và sáng sớm nay (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/9 đến 3h ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương...
1 giờ trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
1 giờ trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.