ttth247.com

Giải bài toán ngập lụt ở Chương Mỹ

Hà NộiDi dân tại chỗ vùng ngập sâu và ngoài đê, nâng cao cốt đê là những giải pháp chống ngập lụt được các nhà khoa học của Viện Quy hoạch Thủy lợi đề xuất.

Huyện Chương Mỹ nằm ở hạ lưu của sông Tích, sông Bùi, chịu tác động của lũ từ Hòa Bình đổ về. Do phía thượng lưu sông Bùi có độ dốc lớn nên dòng chảy tập trung nhanh, cường độ lớn, chảy từ tây sang đông, tràn qua đê hữu Bùi của huyện Chương Mỹ (gọi là lũ rừng ngang). Lũ rừng ngang thường gây ngập lụt cho các xã vùng trũng ở hữu ngạn sông Bùi của Chương Mỹ.

Trong 15 năm qua, đợt lũ cuối tháng 7 đầu tháng 8/2024 là lần thứ 4 nước tràn qua đê hữu Bùi gây ngập lụt cho nhiều xã. Lần đầu năm 2008, khi Hà Nội trải qua trận lụt lịch sử trên diện rộng. Lần thứ hai vào tháng 10/2017, lần thứ ba vào tháng 7/2018. Cứ mỗi đợt lụt, các cơ quan lại đưa ra nhiều giải pháp, nhưng thực tế nước vẫn tràn qua đê và người dân vẫn phải chèo thuyền trên đường làng.

Thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, bị nước bủa vây, có vị trí giữa làng sâu hơn 2 m. Ảnh chụp ngày 24/7. Ảnh: Giang Huy

Thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, bị nước bủa vây, có vị trí giữa làng sâu hơn 2 m. Ảnh chụp ngày 24/7: Giang Huy

Ông Nguyễn Duy Du, Chi cục trưởng Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cho biết các huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai chịu ảnh hưởng lớn của lũ rừng ngang. Những năm gần đây, các nhà khoa học của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu để cố gắng đưa ra giải pháp.

Chi cục Thủy lợi Hà Nội năm 2020 đề xuất đề tài khoa học cấp thành phố "Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tiêu úng và phòng, chống lũ rừng ngang khu vực hữu sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ", thực hiện trong năm 2022-2023. Chủ nhiệm đề tài là thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy (Viện Quy hoạch Thủy lợi) cho hay nhóm đã đề xuất cả giải pháp trước mắt và lâu dài.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đề xuất trước mắt cắt, tách lũ rừng ngang để không tràn vào vùng trũng thấp của huyện Chương Mỹ; xây dựng đê bao chắn lũ và cải tạo hệ sông suối thoát lũ. Đê hữu Bùi cùng toàn bộ đê chống lũ rừng ngang cần được nâng cao, phân thành 4 đoạn đê bao. Để tiêu úng, cần nâng cấp toàn bộ 11 trạm bơm hiện có, xây thêm 3 trạm mới.

Bà Thủy cho rằng với các giải pháp như trên có thể chống được mức lũ tương đương với trận lũ năm 2008, 2017, 2018 và đợt lũ đang diễn ra.

Bà Phùng Thị Khánh nhà làng Hạnh Bồ, xã Nam Phương Tiến, đi lại bằng thuyền tự chế trong những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8. Ảnh: Giang Huy

Bà Phùng Thị Khánh ở làng Hạnh Bồ, xã Nam Phương Tiến đi lại bằng thuyền tự chế trong những ngày ngập tháng 7-8/2024. Ảnh: Giang Huy

Về lâu dài, bà Thủy cho biết cần tiếp tục nâng cấp công trình đê để không chỉ chống được mức lũ như những năm qua mà cả lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với tần suất 2.500 m3/s như trong Quyết định 1821 về phòng chống lũ sông Đáy. Muốn làm điều này, hệ thống đê phải được nâng cao lên một mét nữa.

Với giải pháp di dân, theo bà Thủy, quá trình làm việc với chính quyền địa phương và người dân 10 xã, thị trấn bị ngập nặng, bà con bày tỏ không muốn di dời. "Nếu thực hiện được các giải pháp chống lũ ở trên thì không cần thiết di dời toàn bộ dân, nhưng khu vực ngoài đê, sát sông thì nên xem xét", bà Thủy nói.

Để đề tài được tiếp thu và triển khai, nhóm nghiên cứu đề nghị đưa kết quả nghiên cứu vào Quy hoạch Thủ đô đang xây dựng, bước tiếp theo là có trong danh mục các công trình đầu tư công giai đoạn 2026-2030.

Mô phỏng ngập lụt khu vực Chương Mỹ năm 2008 (trái) và năm 2017 (phải). Nguồn:

Mô phỏng ngập lụt khu vực Chương Mỹ năm 2008 (trái) và năm 2017 (phải). Nguồn: Đề tài khoa học chống lũ rừng ngang do nhóm nghiên cứu Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện

Từ góc độ chính quyền xã, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch xã Nam Phương Tiến, nói năm 2018 thành phố và huyện đã tính di dân toàn bộ khu vực ngập úng. Nhưng dân cư đông, sinh sống từ vài trăm năm, phong tục tập quán, kế sinh nhai gắn liền với vùng này nên không muốn di dời đi nơi khác.

Để thích ứng với lũ, người dân xây dựng nhà mới sẽ theo mô hình nhà vượt lũ, nâng cốt nền, tầng 1 gần như bỏ trống chỉ đề đồ đạc khi không có lũ; đồ có giá trị để trên tầng 2, sinh hoạt cũng ở tầng 2 trở lên. Những hộ chưa có điều kiện xây nhà mới đều có khu vực cao để di chuyển đồ khi lũ lên.

Từ ngày 23/7, mưa xối xả tại chỗ kết hợp với lũ rừng ngang từ Lương Sơn (Hòa Bình) đổ về khiến lũ sông Bùi vượt báo động ba khoảng 40 cm. Nước tràn qua đê hữu Bùi khiến 2.500 dân ở chuyện Chương Mỹ và Quốc Oai bị ngập sâu 0,5-2 m, buộc phải sơ tán. 3 người thiệt mạng do mưa lũ.

Đến sáng nay, một số khu dân cư ở các thôn Nhân Lý, Nam Hài, Hạnh Bồ, Hạnh Côn của xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ vẫn ngập. Còn lại phần lớn người dân đã trở về nhà từ ngày 4-5/8 khi nước rút.

Võ Hải

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Di dân tại chỗ vùng ngập sâu và ngoài đê ở Chương Mỹ, nâng cao cốt đê là giải pháp chống ngập lụt được các nhà khoa học của Viện Quy hoạch Thủy lợi đề xuất.
1 tuần trước - Nước sông Hồng dâng nhanh, tràn vào khu dân cư ven sông ở quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm; chính quyền hạn chế xe tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
1 tuần trước - Năm ngày sau bão Yagi, miền Bắc chìm trong cảnh tượng hoang tàn chưa từng thấy. Nhiều tỉnh thành bị nhấn chìm trong biển nước, giao thông cắt đứt trong khi mực nước nhiều sông lớn vượt ngưỡng lịch sử.
1 tuần trước - Những ổ mây đối lưu từ Bắc Ninh, Hưng Yên đang di chuyển và mở rộng về Hà Nội, có thể gây mưa rào, giông. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
1 tuần trước - Nước dâng nhanh, ngập đến ngực tại vùng ven sông Hồng qua quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, người dân phải khẩn cấp di chuyển; chính quyền cũng hạn chế xe tải trọng lớn qua cầu Chương Dương.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Sau khi lập biên bản các trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ gửi thông báo về địa phương xác minh; gửi về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
4 giờ trước - Quảng Ninh- Hai tuần sau khi bão Yagi hoành hành gây thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng, Quảng Ninh và Hải Phòng đang huy động nhiều nguồn lực để phục hồi kinh tế.
4 giờ trước - Sân vận động Thống Nhất sẽ được sửa chữa các hạng mục tại khán đài, sân cỏ, đường chạy, xây ba khán đài mới với quy mô 3 tầng, kinh phí dự tính hơn 149 tỷ đồng.
4 giờ trước - Địa phương lên kế hoạch dùng 4.200 tỷ đồng ngân sách địa phương để làm ba dự án môi trường và giao thông, nhằm thay thế cho nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới.
4 giờ trước - Nhà ga metro sẽ được xây ở Trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay A1 rộng 7 ha tại thành phố mới Bình Dương, kết nối tuyến metro đến Suối Tiên, TP HCM.