ttth247.com

Giẫm phải đinh, sau 3 tuần người đàn ông cứng hàm, khó thở phải cấp cứu

Không chủ quan với các vết thương ngoài da

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, thời gian gần đây Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện liên tục tiếp nhận các ca bệnh uốn ván với bệnh cảnh nặng nề.

Điển hình như trường hợp bệnh nhân nam L.V.T. (56 tuổi, ở Đan Phượng, Hà Nội), nhập viện ngày 30-9 vào Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong tình trạng cứng hàm, khó há miệng, nuốt sặc, khó thở, chân tay co cứng, tăng trương cơ toàn thân.

Bệnh nhân nhập viện với chẩn đoán uốn ván toàn thể. Trước đó 3 tuần, bệnh nhân đi chân đất làm ruộng và giẫm vào đinh có chảy máu, sau đó tự uống kháng sinh và cũng chưa tiêm phòng uốn ván.

Ngay khi vào viện, bệnh nhân được tiêm vắc xin uốn ván và kháng huyết thanh, cắt lọc rửa vết thương bằng oxy già, loại bỏ dị vật. Qua 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân cũng đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn.

Một trường hợp khác nhập viện cũng rất hy hữu do mắc uốn ván là bệnh nhân nam N.V.M. (56 tuổi, ở Hải Dương), nhập viện ngày 27-9 tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong tình trạng cứng hàm, khó ăn, khó nuốt, không há được miệng, tăng trương lực cơ toàn thân, đau đầu, mệt mỏi.

Trước đó 1 tuần bệnh nhân có nhọt chín mé ở ngón chân cái nhưng chủ quan lội nước bẩn trong đợt mưa bão vừa qua nên vi khuẩn xâm nhập qua vết thương vào cơ thể.

Từ trước tới nay bệnh nhân chưa hề được tiêm phòng uốn ván. Sau hơn 1 tuần được theo dõi và điều trị tích cực, bệnh nhân có tiến triển khả quan hơn. 

Tuy không phải mở khí quản, thở máy nhưng vẫn còn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn tử vong vì có thể xảy ra các biến chứng suy hô hấp, bội nhiễm trên cơ địa nhiều bệnh nền.

Trường hợp khác, bệnh nhân N.V.G. (49 tuổi), tiền sử khỏe mạnh, làm nghề thợ mộc ở Bắc Ninh đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai với biểu hiện ban đầu cứng hàm, khó há miệng, khó thở, đi lại khó khăn.

Sau khi được thăm khám, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị nghi nhiễm trùng uốn ván và nhập viện điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp. 

Ngay cùng ngày, bệnh nhân đã rất khó thở và phải mở khí quản cấp cứu, dùng thuốc an thần liều cao chống co giật, tiêm vắc xin và huyết thanh phòng uốn ván để trung hòa độc tố và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Khai thác bệnh sử của bệnh nhân được biết, trước khi nhập viện Bạch Mai 2 tuần, bệnh nhân bị máy bào gỗ cắt qua đốt số 1 ngón thứ 3 tay trái, bệnh nhân không đến bệnh viện mà tự xử lý vết thương và đắp lá tại nhà. 

Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Bệnh nhân đã được xử lý cắt lọc, rửa sạch vết thương. Tuy nhiên sau 2 tuần điều trị bệnh tiến triển nặng dần và phải điều trị hồi sức tích cực bằng các phương pháp thở máy, lọc máu, dùng kháng sinh liều cao chống nhiễm khuẩn, vận mạch, bổ sung vi chất, truyền dinh dưỡng...

Sau nhiều lần hội chẩn đa chuyên khoa, bệnh nhân vẫn còn trong tình trạng nguy kịch: sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy gan thận cấp, tiêu cơ vân cấp, vô niệu, nguy cơ tử vong cao.

Ai có nguy cơ mắc uốn ván?

Bác sĩ Đỗ Duy Cường, giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani sống ở môi trường đất bẩn xâm nhập vào cơ thể, trong điều kiện yếm khí (miệng vết thương bị bị kín) vi khuẩn sẽ sản sinh ra ngoại độc tố.

Độc tố này rất mạnh xâm nhập vào máu và đi đến các xi-náp thần kinh - cơ và có tác dụng làm tăng mức độ kích thích dẫn truyền gây co cứng cơ và co giật. 

Triệu chứng lâm sàng là sau khi bị vết thương khoảng 1-2 tuần bệnh nhân sẽ có biểu hiện sớm là cứng hàm, khó nhai, khó nuốt, sau đó sẽ cứng cơ, tăng trương lực cơ toàn thân, mức độ nặng sẽ có biểu hiện co giật, toàn thân uốn cong, kèm theo khó thở, suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật.

Nếu không xử trí kịp thời bằng các biện pháp hồi sức tích cực thì nhanh chóng dẫn tới tử vong hoặc có nhiều biến chứng trên các hệ tim mạch, hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, xương khớp.

Người có nguy cơ cao bị mắc bệnh uốn ván là nông dân, công nhân chưa được tiêm phòng uốn ván và tiếp xúc nhiều với đất, bùn, nước thải, môi trường chăn nuôi gia súc gia cầm, công trường, trẻ sơ sinh mà trong thời kỳ mang thai mẹ không tiêm phòng uốn ván. 

Ngoài ra uốn ván sơ sinh có thể bị lây truyền qua dụng cụ y tế không tiệt trùng khi cắt dây rốn cho trẻ, đây là một thể rất nặng của bệnh uốn ván, tỉ lệ tử vong rất cao.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Trong quá trình xây đắp tường phòng lũ, ông gặp tai nạn nhỏ ở mu bàn chân phải do bị viên gạch rơi vào chân.
1 tuần trước - Trong quá trình chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.
1 tháng trước - Do ảnh hưởng của mưa bão số 3, hiện vẫn có không ít trường hợp từ tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Trước đó, đã có gần 100 bệnh nhân cấp cứu, phẫu thuật tại bệnh viện này bị chấn thương, đa chấn thương do nhiều nguyên...
1 tháng trước - Người đàn ông bị nhiễm trùng răng miệng nhưng vì mắc bệnh tiểu đường, các chức năng thần kinh tương đối chậm nên không cảm nhận được cơn đau và không đi khám kịp thời.
2 ngày trước - TP HCM- Anh Bảo, 36 tuổi, có u mạch máu thể hang nằm trong tủy sống 5 năm qua, bệnh ngày càng nặng khiến hai chân yếu, tê bì, da ngứa rát.
Xem tin bài khác
29 phút trước - Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người con cả (con đầu lòng) và con một dễ bị trầm cảm hoặc rối loạn âu lo không rõ nguyên nhân.
29 phút trước - Ho kèm chất nhầy, sốt cao, đau ngực, khó thở hay môi và móng tay xanh xao có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm phổi.
43 phút trước - Giải thưởng Thành tựu y khoa Việt Nam nhận được 68 sản phẩm đăng ký tham gia đến từ TP.HCM và 2 tỉnh thành Đắk Nông và Cần Thơ.
1 giờ trước - Xuất tinh sớm là vấn đề tình dục khá phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng đến 20-30% nam giới trong độ tuổi 18-59.
1 giờ trước - Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện chuyên khoa điều trị ung bướu tuyến cuối của khu vực Bắc Trung bộ.