ttth247.com

Giáo sư Võ Tòng Xuân đưa lúa thuần nông giúp Tứ giác Long Xuyên ‘thay da đổi thịt’

Ngày 19-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Minh Tùng - nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang (giai đoạn 2004-2011) - cho biết rất xúc động khi biết tin giáo sư vừa qua đời ở tuổi 84. "Công lao của giáo sư Võ Tòng Xuân đối với An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long vô cùng to lớn", ông Tùng nói.

Hai công lớn đối với An Giang

Giáo sư Võ Tòng Xuân là nhà giáo, nhà nông nghiệp không chỉ của Việt Nam, mà còn của thế giới.

Những đóng góp của giáo sư Võ Tòng Xuân đối với Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, trong đó có An Giang rất lớn lao.

Từ khi trẻ đến cuối đời, ông luôn cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nông nghiệp của đất nước.

"Thầy Xuân cả cuộc đời đều hy sinh cho công việc. Vừa làm phó hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ xong lại sang làm hiệu trưởng Trường đại học Tân Tạo ở Long An.

Sau đó chuyển sang Trường đại học An Giang, rồi quay lại Trường đại học Nam Cần Thơ đến cuối đời. Đến lúc mất, thầy Xuân vẫn là hiệu trưởng danh dự của Trường đại học Nam Cần Thơ", ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, từ tháng 12-1999, Trường đại học An Giang thành lập, giáo sư Võ Tòng Xuân đã trở thành hiệu trưởng đầu tiên (sau Trường đại học Cần Thơ). Thầy có công lao rất lớn trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh An Giang, đưa trường này phát triển như hiện nay.

"Ấn tượng lớn nhất của tôi về giáo sư Xuân là lúc đó tôi làm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thầy Xuân đã đưa những giống lúa thuần nông về An Giang để giúp nông dân An Giang chuyển từ 1 vụ sang trồng lúa 2 vụ.

Bấy giờ, chúng tôi chuyển 180.000ha lúa nổi 1 vụ sang lúa 2 vụ, 3 vụ như hiện nay. Đây là những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, đã làm cải thiện bộ mặt của vùng Tứ giác Long Xuyên vào những thập niên 1980", ông Tùng kể.

Ông Tùng khẳng định đối với An Giang, giáo sư Võ Tòng Xuân có hai công lao lớn, nổi bật là có công khai sáng lĩnh vực giáo dục ở Trường đại học An Giang và trên lĩnh vực nông nghiệp, giáo sư Xuân đã đưa nhiều giống ngắn ngày như: 732, IR36 về An Giang.

Đây là những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao giúp nông dân chuyển từ 1 vụ sang 2 vụ rồi 3 vụ như đến nay.

"Khi Trường đại học An Giang thành lập, tôi được điều động làm phó hiệu trưởng. Sau đó tôi được bổ nhiệm làm phó chủ tịch UBND tỉnh đến năm 2011. Năm 2010, giáo sư Xuân rời khỏi An Giang thì tôi chuyển sang làm phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm hiệu trưởng đến khi nghỉ hưu", ông Tùng nói.

Tấm gương cho thầy cô giáo noi theo

Nói về người hiệu trưởng đầu tiên của Trường đại học An Giang (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM), PGS.TS Võ Văn Thắng - hiệu trưởng Trường đại học An Giang - cho hay giáo sư Võ Tòng Xuân là nhà khoa học rất say mê nghiên cứu về giống, cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Giáo sư đã có nhiều đóng góp giúp bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ít khổ hơn, ít nghèo hơn.

"Chính vì tâm huyết đó, thầy đã trở thành tấm gương cho thầy cô giáo, học trò noi theo. Các nghiên cứu của thầy được ứng dụng trong thực tế là cây lúa đã có nhiều tài liệu nói rồi", ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, trường nào khi mới thành lập cũng gặp nhiều khó khăn. Thầy Xuân đã có những đóng góp lớn để giúp Trường đại học An Giang phát triển như hôm nay. "Thầy đã đi nhiều nơi nên khi về An Giang, thầy muốn trường ngày càng phát triển hơn, nên đã dồn hết tâm trí - cái tâm của người thầy - vào việc xây dựng nền móng vững chắc cho trường như hôm nay", ông Thắng nhớ lại.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Cần Thơ- Những ngày cuối đời, GS Võ Tòng Xuân thường xúc động khi nhắc về học trò, trận chiến chống giặc rầy nâu, trăn trở khi nào nông dân giàu với cây lúa.
1 tháng trước - Cần Thơ- Những ngày cuối đời, GS Võ Tòng Xuân thường xúc động khi nhắc về học trò, trận chiến chống giặc rầy nâu, trăn trở khi nào nông dân giàu với cây lúa.
1 tháng trước - GS-TS Võ Tòng Xuân trút hơi thở cuối cùng vào sáng ngày 19.8, để lại niềm tiếc thương vô hạn, đặc biệt là với quê hương miền Tây.
1 tháng trước - Nghệ An hiện có hơn 90.000 người đang lao động có hợp đồng với doanh nghiệp ở nước ngoài, mỗi năm gửi về khoảng 650 triệu USD (khoảng gần 17.000 tỉ đồng), chưa kể kiều hối của hàng ngàn người xuất ngoại bằng nhiều cách khác.
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
Xem tin bài khác
12 phút trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
12 phút trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.
12 phút trước - Theo báo cáo năm 2023, chỉ riêng án dân sự đã có tới hơn 8.000 án bị hủy, sửa dẫn đến vụ án kéo dài, gây ra nhiều tốn kém, hệ lụy, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào công lý.
12 phút trước - Theo dự báo, dù cơn bão số 4 đã đi vào đất liền và tan trên khu vực miền Trung nước Lào, tuy nhiên khu vực từ Hà Tĩnh - Quảng Trị sẽ có lượng mưa rất lớn trong ngày 20.9.
12 phút trước - Bão số 4 đổ bộ vào đất liền và suy yếu, nhưng các địa phương miền Trung đã cảnh giác ứng phó cao độ, di dời dân trước nỗi ám ảnh sạt lở từng xảy ra trước đó…