ttth247.com

'Giếng thần' mang lại hy vọng cho các gia đình vô sinh ở Ấn Độ

Những đôi vợ chồng hiếm muộn ở Ấn Độ thường tìm đến giếng thần Lolark Kund để làm nghi lễ, với hy vọng chữa được căn bệnh vô sinh.

Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,4 tỷ người, mỗi năm đón khoảng 25 triệu trẻ sơ sinh chào đời, tương đương 20% ca sinh nở toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn có những cặp vợ chồng đau khổ vì vô sinh suốt nhiều năm. Đối với họ, "giếng thần" Lolark Kund ở Varanasi là niềm hy vọng cuối cùng.

"Chúng tôi cầu nguyện thánh thần ban phước", Rita Vishwakarma, 30 tuổi, nói hôm 9/9 khi hành hương cùng chồng là Deepak tới giếng cổ Lolark Kund.

Lấy nhau đã 8 năm, hai vợ chồng Riva và Deepak trải qua nhiều lần đau đớn do thai chết lưu hoặc tử vong chỉ vài ngày sau khi chào đời.

Các đôi vợ chồng Hindu tắm trong giếng thần Lolark Kund ngày 9/9 với nguyện vọng được thánh thần ban phước cho một đứa con. Ảnh: AFP

Các đôi vợ chồng Hindu tắm trong giếng thần Lolark Kund ngày 9/9 với nguyện vọng được thánh thần ban phước cho đứa con. Ảnh: AFP

Varanasi nằm ở bang Uttar Pradesh, là đô thị lâu đời, trung tâm văn hóa tôn giáo hàng nghìn năm của đạo Hindu bên bờ sông Hằng và được coi là "thủ đô tâm linh" của Ấn Độ. Người Hindu luôn muốn được hỏa táng ven bờ sông Hằng để giải thoát khỏi vòng luân hồi. Đây cũng là địa điểm để người dân cúng bái, mong thánh thần ban con cái.

Nghi thức cầu con tại giếng Lolark Kund đã tồn tại nhiều thế kỷ, với cao trào diễn ra trong lễ hội Lolark Shasthi tuần này. Hàng nghìn cặp vợ chồng và các tín đồ Hindu từ khắp Ấn Độ đổ về đây, tập trung quanh giếng và bước xuống tắm.

Rita cho hay chị ruột đã sinh hai con gái sau khi tới giếng. "Nếu cầu nguyện ở giếng hiệu nghiệm với chị tôi, có thể vợ chồng tôi cũng thu được kết quả", cô nói sau khi di chuyển 1.500 km từ bang Goa tới Varanasi.

Ananya Chauhan, một tuổi, ngồi trên đùi bà ngoại để cạo tóc trong nghi thức trước lễ Lolark Shasthi ngày 7/9. Ảnh: AFP

Ananya Chauhan, một tuổi, ngồi trên đùi bà ngoại để cạo tóc trong nghi thức trước lễ Lolark Shasthi ngày 7/9. Ảnh: AFP

Rita là một trong hàng nghìn người thực hiện loạt nghi thức tôn giáo gồm tắm nước thiêng và dâng lễ vật như trái cây, rau củ quả.

"Tôi có niềm tin. Mọi người tới đây rất đông. Điều này thể hiện giếng thật sự linh thiêng", Sarita Yadav, 22 tuổi, cho hay. Cô đã lấy chồng được 4 năm và liên tục tới đây tắm nước thiêng suốt 3 năm qua với hy vọng có con.

Rinky Devi và Maya Devi, hai chị em ngoài 20 tuổi, đã xếp hàng hai ngày để chờ tới lượt. "Chúng tôi chỉ có hy vọng là thánh thần nghe thấy lời cầu nguyện và ban cho con cái", Rinky nói.

Có người tới cầu con, cũng có người quay lại để cảm tạ vì sinh được con. "Chúng tôi đã cố gắng sinh con suốt 17 năm. Chúng tôi đã cố hết sức, thử vô số cách, đến rất nhiều nơi", Yashwant Singh nói khi đứng cạnh vợ Soni.

Anh tin rằng chuyến thăm "giếng thần" lần trước đã đem lại may mắn. Lần này, họ đưa con gái hai tuổi đi cùng và tham gia lễ cạo đầu để tỏ lòng thành. "Chúng tôi được ban phước một đứa con gái. Ước nguyện đã thành hiện thực. Đó là lý do chúng tôi đặt tên nó là Mannat, nghĩa là nguyện ước", Singh cho hay.

Tín đồ Hindu tắm trên sông Hằng để cảm ơn thần linh sau lễ cạo đầu của con ngày 9/9. Ảnh: AFP

Tín đồ Hindu tắm trên sông Hằng để cảm ơn thần linh ngày 9/9. Ảnh: AFP

Hồng Hạnh (Theo AFP)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
5 ngày trước - Một người Úc sống ở TP.HCM hơn 10 năm nay gửi đến Tuổi Trẻ cảm nhận của mình trong những ngày đất nước đang chung tay khắc phục hậu quả của bão số 3.
2 tuần trước - Tổng thống Zelensky dường như muốn dốc sức cải thiện vị thế Ukraine trên chiến trường, trước khi bầu cử tổng thống Mỹ có thể đảo lộn mọi thứ.
1 tháng trước - Gia đình Fogel bày tỏ nỗi thất vọng khi chính quyền Tổng thống Biden không đưa người thân của họ về trong thỏa thuận trao đổi tù nhân với Nga.
1 tuần trước - Ông Trump và bà Harris đối đầu trong cuộc tranh luận trên ABC, sự kiện được coi là có thể tạo bước ngoặt cho cuộc đua vào Nhà Trắng.
1 tháng trước - Bảo vệ Israel trước nguy cơ tấn công từ Iran, trong khi phải thúc đẩy lệnh ngừng bắn cho xung đột ở Gaza đang là thách thức lớn với Mỹ lúc này.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Mỹ chưa tính rút ngay hệ thống tên lửa tầm trung triển khai tại Philippines và đang thử nghiệm khả năng sử dụng hệ thống này nếu có xung đột ở khu vực.
1 giờ trước - Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định ban lãnh đạo cấp cao và nhân dân Cuba rất mong chờ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp nhà nước đến Cuba.
1 giờ trước - Thủ tướng Lebanon kêu gọi Liên Hiệp Quốc cứng rắn với 'chiến tranh công nghệ' của Israel sau vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm làm chết 37 người.
1 giờ trước - Chính quyền Li Băng hôm nay 19.9 đã cấm mang máy bộ đàm và máy nhắn tin lên các chuyến bay từ sân bay ở thủ đô Beirut, theo Hãng tin Quốc gia Li Băng.
2 giờ trước - Chuyến công tác từ ngày 21-9 tới là hoạt động đối ngoại đa phương và làm việc tại Mỹ đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới.