ttth247.com

GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng được trao giải 'Nobel châu Á'

Hôm nay 31-8, Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay, được xem là giải "Nobel châu Á", vừa công bố 5 chủ nhân của giải năm nay, trong một sự kiện trực tuyến toàn cầu.

Lễ trao giải thưởng Ramon Magsaysay lần thứ 66 sẽ được tổ chức vào ngày 16-11, tại Nhà hát Metropolitan ở Manila, Philippines.

Tôn vinh bác sĩ người Việt Nam có nhiều đóng góp nghiên cứu tác hại của chất độc da cam

Ban tổ chức Giải thưởng Ramon Magsaysay vinh danh bác sĩ người Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Phượng, người có nhiều đóng góp vì đã cống hiến cuộc đời mình cho việc nghiên cứu tìm ra sự thật và những tàn phá của chất độc da cam lên sức khỏe con người, sức khỏe sinh sản của các nạn nhân của chất độc da cam/dioxin, theo đuổi công lý đòi công bằng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Hội đồng các thành viên của Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay đã thống nhất và quyết định chọn GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một trong năm cá nhân và tổ chức được nhận Giải thưởng Ramon Magsaysay lần thứ 66, năm 2024.

"Bà Phượng cho biết lần đầu tiên bà tiếp xúc với chất độc này là vào cuối những năm 1960 khi còn là bác sĩ nội trú, khi bà giúp đỡ các ca sinh nở bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng do ảnh hưởng kéo dài của chất hóa học cực độc này.

Công trình của bà là lời cảnh báo nghiêm trọng cho thế giới rằng hãy tránh chiến tranh bằng mọi giá vì hậu quả bi thảm của nó có thể kéo dài đến tận tương lai.

Bà đưa ra bằng chứng rằng không bao giờ là quá muộn để sửa chữa sai lầm của chiến tranh và giành lại công lý cũng như sự cứu trợ cho những nạn nhân bất hạnh của nó", theo Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay.

"Những người phục vụ quên mình vì sự phát triển của các dân tộc châu Á"

Ramon Magsaysay là giải thưởng thường niên, được thành lập vào năm 1957 và đặt theo tên của vị tổng thống Philippines đã qua đời trong một vụ tai nạn máy bay.

Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay được thành lập để vinh danh tổng thống thứ 7 của Cộng hòa Philippines - Tổng thống Ramon Magsaysay.

Được mệnh danh là "giải Nobel châu Á", Giải thưởng Ramon Magsaysay nhằm mục đích tôn vinh những người đã "phục vụ quên mình vì sự phát triển của các dân tộc châu Á".

Ngoài GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, giải thưởng năm nay cũng tôn vinh:

- Ông Karma Phuntsho đến từ Bhutan, một cựu tu sĩ Phật giáo và là học giả tốt nghiệp Đại học Oxford. Ông được vinh danh vì những đóng góp các công trình học thuật giải quyết các vấn đề hiện tại và tương lai ở Bhutan, bao gồm tình trạng thất nghiệp và khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng cao.

- Bà Farwiza Farhan, người Indonesia, đã giành được giải thưởng năm nay vì đã giúp lãnh đạo một nhóm bảo vệ hệ sinh thái Leuser - một khu rừng rộng 2,6 triệu ha trên đảo Sumatra thuộc tỉnh Aceh của đất nước bà, nơi một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới vẫn tồn tại.

- Ông Miyazaki Hayao, một họa sĩ hoạt hình nổi tiếng tại Nhật Bản, được cơ quan trao giải vinh danh là người đồng sáng lập Studio Ghibli vào năm 1985, một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phim hoạt hình dành cho trẻ em. Ba tác phẩm của Ghibli nằm trong số mười bộ phim có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản.

Phong trào Bác sĩ Nông thôn, một nhóm bác sĩ người Thái, đã giành được giải thưởng này vì "nhiều thập niên đấu tranh... để đảm bảo dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ và giá cả phải chăng cho người dân, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn Thái Lan".

"Bằng cách bảo vệ người nghèo ở nông thôn, phong trào này đã đảm bảo không bỏ lại ai phía sau khi đất nước tiến tới thịnh vượng kinh tế và hiện đại hóa hơn nữa" - báo cáo cho biết.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - GS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một trong 5 người vừa được Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay năm 2024 vinh danh trong sự kiện trực tuyến toàn cầu.
4 ngày trước - Bé gái 11 tuổi là nạn nhân của vụ lũ quét kinh hoàng xảy ra ở thôn Làng Nủ (Lào Cai) vẫn đang trong tình trạng nặng, Bệnh viện Bạch Mai đã hội chẩn cùng chuyên gia Nhật để nỗ lực cứu cháu bé.
1 tháng trước - Tiên phong ứng dụng phương pháp thay cùng lúc 2 khớp gối không cắt gân cơ tại Việt Nam, Bệnh viện Hồng Ngọc đã giúp các bệnh nhân mất xương, hoại tử xương,... có cơ hội khôi phục vận động chỉ với một cuộc mổ.
1 tháng trước - Nếu trước kia người mắc bệnh lý về tim mạch, nhồi máu cơ tim là người cao tuổi thì hiện nay nhiều người trẻ mắc bệnh này. Nguyên nhân “mới nổi” khiến người trẻ mắc bệnh là do thức khuya, stress kéo dài và ô nhiễm môi trường.
2 tuần trước - Mỗi ngày một con giun móc hút khoảng 0,14 - 0,16ml máu, dẫn đến tình trạng bệnh nhân thiếu máu ngày càng trầm trọng. Nhiễm giun móc cũng dễ gây biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, viêm tụy cấp, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
1 giờ trước - Tôi thường xuyên nhận được thịt cá sạch từ quê gửi lên, nên đã dự trữ đầy ắp ngăn đông tủ lạnh, điều này có tốt? (Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
6 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
7 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
7 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.