ttth247.com

Hạ thân nhiệt cứu người đàn ông hai lần ngừng tim

Phú ThọBệnh nhân 50 tuổi đột ngột ngừng tim khi đang cấp cứu, 20 phút sau tim đập trở lại rồi tiếp tục ngừng, bác sĩ phải hạ thân nhiệt chỉ huy, lọc máu.

Trước đó, bệnh nhân bị choáng, đau đầu, tim ngừng đột ngột khi đi khám tại bệnh viện tuyến huyện. Các bác sĩ liên tục cấp cứu, ép tim, thở máy, sau 20 phút tim đập trở lại, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện đa khoa tỉnh.

Ngày 16/8, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết bệnh nhân hôn mê sâu, sốc, thở máy, ngừng tim lần hai do nhồi máu cơ tim. Kíp bác sĩ tiếp tục ép tim, sốc điện đồng thời kích hoạt báo động đỏ, hội chẩn liên khoa chỉ định đặt stent mạch vành, hồi sức tích cực. Bệnh viện áp dụng kỹ thuật cao hạ thân nhiệt chỉ huy, lọc máu để cứu sống người bệnh.

Sau 9 ngày điều trị, nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân ổn định.

Người bệnh được áp dụng hạ thân nhiệt chỉ huy và lọc máu. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Người bệnh được áp dụng hạ thân nhiệt chỉ huy và lọc máu. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Hạ thân nhiệt còn gọi là ngủ đông, là phương pháp sử dụng các kỹ thuật làm lạnh để kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân ở mức 33-36 độ C trong vòng 24-48 giờ sau ngưng hô hấp. Mức nhiệt độ sinh lý bình thường là 37 độ C.

Phương pháp hạ thân nhiệt được áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam năm 2015 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, hạ thân nhiệt giúp giảm tỷ lệ tử vong khoảng 14% , giảm tỷ lệ di chứng nặng 11%.

Đây là phương pháp bổ trợ cho các phương pháp cấp cứu, cải thiện tỷ lệ tử vong và biến chứng trên bệnh nhân ngưng hô hấp và một số bệnh lý khác, mang lại cơ hội sống khỏe mạnh cho nhiều người bị tổn thương não sau ngưng tim, ngưng thở (ngừng tuần hoàn).

Thông thường, bệnh nhân ngừng tuần hoàn được cứu sống sẽ để lại các di chứng tổn thương não nặng nề như mất trí nhớ, co giật, liệt nửa người, nặng hơn có thể liệt toàn thân, hôn mê sống đời sống thực vật. Khi áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt, thân nhiệt bệnh nhân giảm xuống, cơ thể rơi vào trạng thái ngủ đông, nhu cầu chuyển hóa và tiêu thụ oxy giảm tối đa, ngăn cản xuất huyết nội tạng, phù não, nhồi máu cũng như ức chế các chất dẫn truyền gây độc tế thần kinh.

Phương pháp hạ thân nhiệt áp dụng cho bệnh nhân cấp cứu trước 6 tiếng khởi phát triệu chứng thì đạt hiệu quả cao nhất. Bệnh nhân cấp cứu sau 6 tiếng thì hiệu quả điều trị giảm.

Thùy An

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - 10 bệnh nhân uốn ván đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) đều có điểm chung là bị các vết thương hở, tự xử lý tại nhà và không tiêm vắc xin uốn ván.
3 tuần trước - Vĩnh Phúc- Đang liên hoan cùng bạn bè, người đàn ông 37 tuổi đột nhiên mất nhận thức, hôn mê sâu, vào Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo thì ngừng tim ngừng thở.
1 tháng trước - Chỉ trong vòng 1 tiếng, người đàn ông bị ngưng tim 2 lần do sử dụng thuốc trị tiểu đường gia truyền mua trên mạng.
3 tuần trước - Anh- Tiền đạo Erling Haaland sử dụng giường trị liệu ánh sáng đỏ, buồng đông lạnh 50.000 bảng, ăn tim gan bò và dán miệng khi ngủ để nâng cao phong độ.
3 tuần trước - Anh- Tiền đạo Erling Haaland sử dụng giường trị liệu ánh sáng đỏ, buồng đông lạnh 50.000 bảng, ăn tim gan bò và dán miệng khi ngủ để nâng cao phong độ.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.