ttth247.com

Liên tục ghi nhận ca bệnh uốn ván từ vết thương nhỏ

Đừng chủ quan với vết thương hở!

Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư thông tin: Trong số 10 bệnh nhân (BN) uốn ván đang được điều trị, nhập viện gần đây là BN nam 66 tuổi, ở Hải Dương. Một tháng trước nhập viện, BN bị gai đâm vào chân, không tiêm phòng uốn ván. Khi có biểu hiện cứng hàm, khó nuốt, BN mới nhập viện. Do bệnh tiến triển nặng gây co cứng cơ toàn thân, suy hô hấp, BN phải thở máy.

Liên tục ghi nhận ca bệnh uốn ván từ vết thương nhỏ- Ảnh 1.

Vết thương dẫn đến bệnh uốn ván của các bệnh nhân đang điều trị

BVCC

Cùng đang trong thời gian điều trị uốn ván là BN nam 64 tuổi, ở Thái Bình, có bệnh nền tăng huyết áp và suy tim. Khoảng 7 ngày trước khi vào viện, BN bị vết thương ở cẳng tay phải do sinh hoạt. Sau 3 ngày, BN bị cứng hàm, khó nuốt và tiến triển nặng dần. Khi nhập viện, BN trong tình trạng co cứng toàn thân, phải thở máy.

Một BN khác (nam, 65 tuổi, ở Bắc Ninh) nhập viện ngày 27.6, có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp. Khoảng 8 ngày trước nhập viện, BN bị mảnh gỗ đâm vào ngón tay phải và tự xử lý bằng nước và băng keo cá nhân, dẫn đến vết thương mưng mủ. BN nhập viện trong tình trạng uốn ván toàn thể rõ rệt với biểu hiện: cứng hàm (miệng chỉ há 1 cm), co cứng cơ toàn thân, khởi phát cơn co giật và chẹn ngực gây khó thở (dấu hiệu của tổn thương cơ hô hấp).

Theo BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, điểm chung của những BN nói trên là chưa tiêm phòng uốn ván và đều bị các vết thương hở nhưng tự xử lý tại nhà không đảm bảo, nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Chỉ khi có triệu chứng co cứng hàm mới đến cơ sở y tế.

Đối với người mắc uốn ván, cần tiêm nhắc lại vắc xin sau 1 tháng ra viện và nhắc lại sau mỗi năm hoặc 10 năm, hoặc ngay sau khi có vết thương hở nhiễm bẩn mới.

Suy hô hấp, tử vong nhanh

Bác sĩ Nguyễn Đức Minh, Khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, chia sẻ: Trong giai đoạn đầu của bệnh (giai đoạn cấp tính), tình trạng co giật, rối loạn trương lực cơ và rối loạn thần kinh thực vật rất nặng. BN co giật liên tục dẫn đến tình trạng tiêu cơ vân cấp, gây tắc ống thận và suy thận. Quá trình điều trị, BN phải lọc máu do suy thận, kết hợp kiểm soát an thần, kiểm soát co giật bằng nhiều loại thuốc an thần, giãn cơ, sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn.

Liên tục ghi nhận ca bệnh uốn ván từ vết thương nhỏ- Ảnh 2.

Vết thương dẫn đến bệnh uốn ván của các bệnh nhân đang điều trị

BVCC

Bác sĩ Minh lưu ý: Người mắc bệnh uốn ván thường có biểu hiện ban đầu là cứng hàm và khó há miệng, sau đó lan xuống các cơ khiến BN không đi lại được. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến co giật cứng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp và nhanh chóng tử vong do ngực bị chẹn cứng, gãy xương, đứt cơ.

Thời gian ủ bệnh uốn ván có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Vì vậy, người dân cần chú ý việc tiêm phòng uốn ván, đặc biệt khi bị các vết thương hở. Việc tự xử lý vết thương tại nhà có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với người mắc uốn ván, cần tiêm nhắc lại vắc xin sau 1 tháng ra viện và nhắc lại sau mỗi năm hoặc 10 năm, hoặc ngay sau khi có vết thương hở nhiễm bẩn mới.

Co cứng cơ, không sốt

Bệnh uốn ván là bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí (vết thương kín).

Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.

Trường hợp nặng, BN bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho BN ăn uống khó khăn.

Một số biến chứng về tim mạch có thể gặp là: hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột. Những biến chứng khác là viêm phổi, gãy xương, vỡ cơ, loét do nằm và ly giải cơ vân.

Trong trường hợp nghi ngờ mắc uốn ván, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trẻ đến trường sau kỳ nghỉ hè dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nên tiêm vaccine ngừa cúm, bạch hầu - ho gà - uốn ván, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, HPV.
6 ngày trước - Dịch sởi tăng trong năm 2024 vì nằm trong chu kỳ dịch và đã được các chuyên gia dịch tễ dự đoán từ trước khi nhiều tỉnh thành thiếu vắc xin hai năm liên tiếp.
1 tháng trước - Chiều 22.8, Bộ Y tế phát động chiến dịch tiêm vắc xin sởi, hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới.
1 tháng trước - Theo Trung tâm Y tế huyện Mường Lát (Thanh Hóa), trong những ngày qua, đơn vị đã tổ chức cho gần 800 người trong ổ dịch bạch hầu ở khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát uống thuốc kháng sinh dự phòng.
2 ngày trước - Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm hiện đại, 39 trung tâm tiêm chủng VNVC ở TP.HCM đã tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin sởi các loại cho trẻ em trong ngày đầu triển khai chiến dịch tăng cường, gần 200 mũi sởi miễn phí đã được tiêm an...
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.